Thuốc chống trầm cảm 3 vòng và những lưu ý khi sử dụng

Những tác hại của thuốc chống trầm cảm bạn nên biết

10+ cách chữa rối loạn lo âu tại nhà dễ thực hiện và hiệu quả

Bệnh trầm cảm khi mang thai – Nhận biết sớm và cách điều trị

Hội chứng Trầm Cảm Cười: Biểu hiện và hướng điều trị

Trầm Cảm là gì? Nguyên Nhân và Hướng Điều Trị Hiệu Quả

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu và giải pháp điều trị an toàn

Hội chứng Trầm Cảm Cười: Biểu hiện và hướng điều trị

Như đã biết, trầm cảm là một loại bệnh phổ biến trong cuộc sống. Người mắc bệnh sẽ có những suy nghĩ tiêu cực, u sầu và các ảnh hưởng khác liên quan đến cuộc sống. Tuy nhiên, lại có rất ít người biết đến một căn bệnh còn đáng sợ hơn nữa là hội chứng trầm cảm cười. Để biết thêm về hội chứng này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu theo các thông tin bên dưới.

Hội chứng trầm cảm cười là gì?

Hội chứng trầm cảm cười, trong tiếng anh được gọi là Smiling Depression. Đây là một cụm từ được sử dụng để chỉ về những người mắc phải bệnh trầm cảm nhưng lại cố che giấu và thể hiện ra bên ngoài mình là một người hoàn hảo, hạnh phúc và lạc quan trong cuộc sống. Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu cho thấy, hội chứng này sẽ dần xuất hiện ngày càng nhiều nếu người bị trầm cảm trước đó trong thời gian dài không được điều trị dứt điểm.

hội chứng trầm cảm cười
Hội chứng trầm cảm cười được dùng để chỉ những người luôn cố tỏ ra vui vẻ nhưng bên trong buồn bã, chán nản

Hiện nay, việc chẩn đoán và điều trị hội chứng này gặp khá nhiều khó khăn do người bệnh thường cố tình che giấu và biểu hiện ra bên ngoài những hành động, biểu cảm giống như người thường. Chính vì vậy mà bệnh tình của họ sẽ có nguy cơ trở nặng và tìm ẩn nhiều nguy hiểm hơn.

Hội chứng trầm cảm cười có nguy hiểm không?

Hội chứng trầm cảm cười được nhiều chuyên gia đánh giá là ở mức độ nguy hiểm cao hơn so với bệnh trầm cảm tiêu chuẩn thông thường. Kèm theo đó là việc chẩn đoán và điều trị cũng gặp phải nhiều vấn đề do người bệnh luôn cố tình che giấu cảm xúc và suy nghĩ của bản thân. Cũng chính vì vậy mà những đối tượng mắc bệnh này đều phải tự một mình đối mặt và đấu tranh với những mâu thuẫn, xung đột xuất phát từ nội tâm. Qua đó, gây nên nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe thể chất và tinh thần cho người bệnh. Sau thời gian dài chịu đựng, người bệnh sẽ có khuynh hướng tự sát rất cao.

tác hại của hội chứng trầm cảm cười
Hội chứng trầm cảm cười được đánh giá là có mức độ nguy hiểm cao

Những người mắc phải hội chứng trầm cảm cười thường có một số tác hại ảnh hưởng như:

  • Do thường chán ăn nên cơ thể người bệnh sẽ bị suy bị suy nhược, xanh xao và kiệt sức.
  • Thường xuyên mất ngủ liên tục, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, ví dụ như tiểu đường, cao huyết áp, tuyến giáp hay các bệnh lý về gan, thận, đau vai gáy,…
  • Chất lượng cuộc sống có xu hướng giảm, đồng thời gia tăng gánh nặng đối với gia đình và xã hội.
  • Tiềm ẩn xuất hiện các hành vi làm tổn thương chính mình, gây hại cho những người xung quanh hoặc thậm chí là tăng cao nguy cơ tự sát.
  • Luôn bi quan và đánh mất hy vọng trong cuộc sống.
  • Suy nhược cơ thể do ăn uống, ngủ nghỉ không điều độ.

Hội chứng trầm cảm cười có những dấu hiệu nào?

Ngoài những triệu chứng khác được giấu kín, thì những người mắc phải hội chứng trầm cảm cười trên thực tế vẫn có những biểu hiện tương tự như trầm cảm thông thường mà chúng ta có thể quan sát được. Sau đây là một số dấu hiệu thường gặp:

Thay đổi thói quen ăn uống

Tương tự như trầm cảm tiêu chuẩn, người bị hội chứng trầm cảm cười cũng bị làm thay đổi thói quen ăn uống. Phần lớn họ thường ăn rất ít, vị giác kém và chán ăn. Tuy nhiên, ngược lại có một số bệnh nhân có thể ăn uống nhiều hơn bình thường hoặc thay đổi sở thích đột ngột. Chính vì điều này mà họ thường tăng hoặc giảm cân nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn.

Chán nản, buồn bã

Đây là triệu chứng chung của hầu hết những người mắc bệnh trầm cảm. Trong thời gian dài, sự buồn bã cũng dần lâu theo thời gian, tuy nhiên người bệnh không thể xác định được nguyên nhân. Bên cạnh đó, họ sẽ cố gắng che lấp sự buồn chán của bản thân và tỏ ra sự năng động. Điều này khiến cho họ nhanh chóng rơi vào trạng thái mệt mỏi và suy nhược.

Dấu hiệu hội chứng trầm cảm cười
Người mắc hội chứng trầm cảm cười thường chán nãn, buồn bã

Thay đổi giấc ngủ

Giống như việc ăn uống, sự thay đổi về giấc ngủ cũng cho thấy người đó mắc phải hội chứng trầm cảm cười. Thông thường họ sẽ có những biểu hiện như ngủ rất ít gần như mất ngủ hoặc ngủ li bì quá nhiều, đôi khi ngủ chập chờn. Nặng hơn là có một số bệnh nhân nghĩ rằng có thể do sợ hải không muốn ngủ vì sẽ gặp phải ác mộng. Đồng thời cho rằng đó là sự buộc tội cũng như trừng phạt bản thân do những tội lỗi của mình đã gây ra.

Mất hứng thú với các hoạt động sống hằng ngày

Như trầm cảm thông thường, người mắc phải hội chứng trầm cảm cười cũng không còn hứng thú hay yêu thích các hoạt động sống hằng ngày của mình. Dù đã từng rất thích nó trước đây. Tuy nhiên, khi đối mặt với người khác, người bệnh sẽ thể hiện mình là một con người năng động, rất yêu thích việc đó và tràn đầy năng lượng để thực hiện.

Ngoài những dấu hiệu trên thì chúng ta có thể nhận thấy qua một số dấu hiệu khác thông qua tâm trạng của họ như thường hay cáu gắt, giận dữ và hay có những hành động thể hiện sự mệt mỏi,… Tuy nhiên, đa số các bệnh nhân thường có xu hướng che giấu bản thân nên rất khó để cho những người xung quanh phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Hội chứng trầm cảm cười xuất phát từ nguyên nhân nào?

Hội chứng trầm cảm cười xuất phát do người bệnh thường xuyên cố che giấu bản thân trong thời gian dài, họ luôn cố tỏ ra mình là người hạnh phúc, vui vẻ nhưng sâu bên trong là những trận chiến khốc liệt. Sau đây là một số nguyên nhân thúc đẩy việc che đậy cảm xúc của người bệnh.

Áp lực do chịu kỳ vọng lớn từ gia đình

Đây cũng là một trong những nguyên nhân lớn và phổ biến của nhiều người mắc phải hội chứng trầm cảm cười. Họ luôn cố gắng che giấu đi sự chán nản, buồn bã và tuyệt vọng của bản thân để từ đó tỏ ra mình là người lạc quan, vui vẻ và luôn nỗ lực để tạo ra những thành tựu mà người của họ kỳ vọng.

Tâm lý tự ti, xấu hổ và sợ bị kỳ thị

Song trên thực tế hiện nay, các vấn đề về liên quan đến rối loạn tâm thần như trầm cảm, trầm cảm sau sinh, trầm cảm cười vẫn chưa được quan tâm nhiều như các bệnh lý về thể chất. Thậm chí ở một số quốc hoặc vùng lãnh thổ vẫn còn quan điểm cho rằng đây là một đặc điểm của tính cách, từ đó họ có tư tưởng là kỳ thị, soi xét những người mắc bệnh.

Do đó, vì lo sợ bị những người xung quanh kỳ thị nên người mắc hội chứng trầm cảm cười luôn cố gắng nỗ lực che đậy cảm xúc của bản thân mình, thay vào đó là một vỏ bọc hoàn hảo. Thông thường tình trạng này sẽ gặp nhiều ở những khu vực mà người dân có điều kiện dân trí thấp, ít hiểu biết hoặc là những người có địa vị cao trong xã hội và lo sợ bị người khác bàn tán về bệnh tình của mình.

Không chấp nhận bản thân của mình bị mắc bệnh

Không chấp nhận bản thân bị mắc bệnh luôn là phản ứng chung của tất cả các bệnh nhân, theo đó họ sẽ tự phủ nhận rằng mình chỉ buồn chán trong khoản thời gian ngắn. Sau đó tình trạng này sẽ nhanh chóng cải thiện nếu tâm trạng của họ được vui vẻ lạc quan trở lại.

Bên cạnh đó, thay vì tiếp nhận điều trị thì bệnh nhân mắc hội chứng trầm cảm cười có xu hướng từ chối và cố gắng tỏ ra vui vẻ, lạc quan với mong muốn đánh lừa nhận thức của bản thân, rồi đẩy lùi hết các cảm xúc tiêu cực đang có. Tình trạng này thường gặp ở những người có tính cách ngang bướng, cứng nhắc.

nguyên nhân hội chứng trầm cảm cười
Người bị hội chứng trầm cảm cười thường có tâm lý trốn tránh tình trạng bệnh của mình

Tính cách cầu toàn

Tính cách cầu toàn là một trong những nguyên nhân góp phần gia tăng nguy cơ mắc phải hội chứng trầm cảm cười. Những người có tính cách này luôn theo đuổi hình tượng hoàn hảo về nhiều khía cạnh như ngoại hình, sức khỏe, sự nghiệp, các mối quan hệ xung quanh,… Do đó, họ xem các vấn đề về sức khỏe tâm thần là một khuyết điểm cần phải loại bỏ và không chấp nhận bản thân mình mắc phải. Chính vì vậy họ luôn nỗ lực che đậy thông qua việc thể hiện thái độ sống tích cực, nở nụ cười giả tạo hay luôn cho người khác thấy mình rất năng động và nhiệt huyết.

Nghĩ rằng mình sẽ là gánh nặng cho người khác

Tương tự với người bệnh trầm cảm điển hình, bản thân người mắc hội chứng trầm cảm cười cũng luôn cảm thấy mình tự ti, mặc cảm và có nhiều tội lỗi. Bên cạnh đó, vì lo ngại mình sẽ trở thành gánh nặng cho người thân, bạn bè nên luôn cố tỏ ra là mình ổn. Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân có đời sống kinh tế thấp, thường xuyên đối mặt với các vấn đề về tài chính,…

Hội chứng trầm cảm cười điều trị như thế nào?

Hội chứng trầm cảm cười cũng là một dạng rối loạn tâm thần, tuy nhiên vẫn có nhiều khác biệt so với trầm cảm điển hình. Nhưng bệnh lý này cũng được điều trị tương tự bệnh trầm cảm bao gồm các hướng điều trị như sau:

Tâm lý trị liệu

Đối với các bệnh nhân bị hội chứng trầm cảm cười thì đây là phương pháp điều trị ưu tiên được sử dụng. Vì những người mắc bệnh này luôn có nỗi sợ rằng người khác sẽ biết về bệnh tình của mình nên từ đó sinh ra tâm lý căng thẳng, lo âu và phiền muộn quá mức. Do đó, khi đến với các chuyên gia tâm lý họ sẽ được giúp giải tỏa các cảm xúc căng thẳng và tạo tâm lý thoải mái cho bệnh nhân tiếp nhận điều trị.

Sử dụng thuốc

So với bệnh trầm cảm thông thường, người mắc phải hội chứng trầm cảm cười thường có những sự đấu tranh và giằng xé trong nội tâm, luôn buồn bã, chán nản, sợ bị chỉ trích, phê bình,…. Từ đó họ luôn cảm thấy bất ổn và dễ dàng căng thẳng. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng như: thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc ức chế monoamine oxidase,….

hướng điều trị hội chứng trầm cảm cười
Người bệnh hội chứng trầm cảm cười cần uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ

Thay đổi lối sống

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu thì bệnh nhân cũng cần kết hợp xây dựng lối sống lành mạnh, bằng cách thực hiện một số biện pháp hỗ trợ như:

  • Học cách mở lòng với những người xung quanh và chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về những gì mà mình đang chịu đựng. Qua đó, sự đồng cảm và chia sẻ từ những người khác sẽ giúp bạn có thêm những động lực để vượt qua chứng bệnh này.
  • Thay vì cố găng tỏa ra vui vẻ, năng nổ thì người bệnh có hội chứng trầm cảm cười tiết chế lại những hoạt động không cần thiết và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Từ đó cải thiện lại giấc ngủ, chế độ ăn uống được khoa học hơn.
  • Thường xuyên đọc sách, vẽ tranh, nghe nhạc, thiền, yoda, nuôi thú cưng,… để giảm bớt thời gian suy nghĩ tiêu cực và buồn bã.
  • Thường tham gia các hoạt động cộng đồng để tìm được lý tưởng sống, giá trị của bản thân,…

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về hội chứng trầm cảm cười. Bên cạnh đó, đây là căn bệnh nguy hiểm có nguy cơ tự tử cao hơn so với bệnh trầm cảm điển hình, do đó nếu phát hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào thì nên cần có hướng điều trị kịp thời.

5/5 - (3 bình chọn)

Cùng chuyên mục

trầm cảm

Trầm Cảm là gì? Nguyên Nhân và Hướng Điều Trị Hiệu Quả

Trầm cảm là một loại rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên toàn thế giới và được nhiều chuyên gia đánh giá là khá nguy hiểm, vì không chỉ...

trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu và giải pháp điều trị an toàn

Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh đang có xu hướng ngày càng tăng. Người phụ nữ thường phải đối mặt những những đấu...

tình trạng trầm cảm khi mang thai

Bệnh trầm cảm khi mang thai – Nhận biết sớm và cách điều trị

Trầm cảm khi mang thai gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ và liên quan trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng...

chữa rối loạn lo âu tại nhà không dùng thuốc

10+ cách chữa rối loạn lo âu tại nhà dễ thực hiện và hiệu quả

Nhiều bệnh nhân có xu hướng tìm đến cách chữa rối loạn lo âu tại nhà để giảm ảnh hưởng khi sử dụng thuốc. Cùng với liệu pháp điều trị...

những tác hại của thuốc chống trầm cảm

Những tác hại của thuốc chống trầm cảm bạn nên biết

Thuốc chống trầm cảm thường được các bác sĩ kê toa dùng trong một số trường hợp người bệnh đang ở mức độ trung bình hoặc nặng. Theo đó, người...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn