Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không khỏi nhờ đúng cách
Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không là một trong những cách điều trị được đánh giá cao và áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, để chữa khỏi bệnh, bạn cần thực hiện đúng cách và biết thêm một vài lưu ý quan trọng.
Tổ đỉa là bệnh da liễu. Dấu hiệu bệnh là sự xuất hiện các nốt mụn nước khiến da bị sưng đỏ, sần sùi và ngứa ngáy. Biến chứng của tổ đỉa có thể gây bội nhiễm, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Hiệu quả chữa tổ đỉa bằng lá trầu không
+ Đặc tính của lá trầu không
Các ghi chép Đông y cho biết, lá trầu không có tính ấm, vị cay. Kinh quy vào phế (phổi), tỳ (lá lách), vị (bao tử). Khi dùng ngoài da, nó có tác dụng tiêu viêm và sát khuẩn.
Còn theo nghiên cứu của y học hiện đại, lá trầu không chứa nhiều hoạt chất có giá trị dược liệu cao. Tiêu biểu là: kẽm, canxi, tamin, vitamin, axit amin, alkaloid, eugenol, carvacrol và chavicol… Các thành phần trong loại lá này được đánh giá như một loại kháng sinh tự nhiên. Bên cạnh đó, đây còn là loại lá chứa nhiều nước. Những điều này, một lần nữa khẳng định thêm tác dụng sát khuẩn và chống viêm đã được ghi chép trước đó trong Đông y.
Ngoài ra, lá trầu không không chứa độc tính. Các thành phần trong loại lá này cũng được đánh giá là an toàn. Chính vì thế, nó được sử dụng khá phổ biến trong y học và có thể dùng cho phụ nữ đang mang thai. Các dùng phổ biến và được đánh giá cao về hiệu quả là sử dụng ngoài da.
+ Giảm nhanh các triệu chứng
Đánh giá về khả năng điều trị bệnh tổ đỉa của lá trầu không, các chuyên gia cho biết nó có hiệu quả cao trong việc giảm nhanh các triệu chứng. Nếu dùng đúng cách, người bệnh có thể cảm nhận từng ngày những thay đổi tích cực trên da. Các nốt mụn giảm sưng đỏ và dần thu nhỏ lại, khô rồi tự bong tróc. Các nốt mụn mới không xuất hiện nữa. Đồng thời, cảm giác ngứa ngáy khó chịu cũng được giảm đáng kể hoặc không còn.
Tuy nhiên, để chữa khỏi hoàn toàn bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tiêu biểu trong đó là cơ địa, tình trạng bệnh và cách thức áp dụng. Thông thường, người ta sử dụng lá trầu không chữa tổ đỉa phối hợp với một số phương pháp khác.
+ Thường chỉ thích hợp cho những trường hợp nhẹ
Bệnh tổ đỉa có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, đa số các trường hợp mắc bệnh này chỉ tiến hành điều trị khi đã chuyển sang mạn tính. Khi đó, từ tình trạng dị ứng thông thường, bệnh bắt đầu có nhiều mối liên hệ hơn với yếu tố tự miễn. Chính vì thế, việc chữa khỏi hoàn toàn gặp rất nhiều khó khăn dù sử dụng thuốc tân dược hay thảo dược thiên nhiên.
Tóm lại, chữa tổ đỉa bằng lá trầu không thường chỉ hiệu quả trong những trường hợp nhẹ. Trường hợp nặng, bạn nên đến cơ sở y tế kiểm tra để tìm ra hướng điều trị thích hợp nhất và kịp thời ngăn chặn những biến chứng.
Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không với muối
Có nhiều cách chữa tổ đỉa bằng lá trầu không. Phổ biến nhiều nhất trong các cách này là kết hợp với muối. Việc dùng thêm muối có tác dụng tăng cường khả năng kháng viêm và sát khuẩn. Bên cạnh đó, hai thành phần này còn hỗ trợ nhau trong việc nhanh chóng làm lành vết thương.
Để thực hiện cách điều trị này, bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá trầu không với 1 thìa nhỏ muối biển. Lá trầu không sau khi rửa sạch thì vò nát. Nếu bạn không biết nguồn gốc của lá thì nên ngâm nó trong nước muối khoảng 10 phút trước khi dùng.
Tiếp đến, bạn cho lá vào nồi nấu và đổ nước ngập lá. Chờ nước sôi trong khoảng 10 phút rồi cho muối vào. Nấu thêm khoảng 3 phút nữa thì tắt bếp. Gạn lấy nước trong và chờ nguội bớt thì dùng nó để vệ sinh vùng da bị tổ đỉa hoặc ngâm da trong nước này.
Phần bã lá có thể tận dụng chà nhẹ trên da trước khi rửa nước. Không cần rửa lại da bằng nước bình thường. Hoặc nếu muốn bạn hãy chờ trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Bạn có thể dùng nước lá trầu không ngâm và vệ sinh da hằng ngày. Mỗi lần ngâm không nên quá 15 phút. Đồng thời nhớ dùng khăn mềm khô da sau khi vệ sinh xong.
Kết hợp lá trầu không với phèn chua trị tổ đỉa
Tưng tự như muối, phèn chua cũng góp phần nâng cao hiệu quả cải thiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa khi kết hợp cùng lá trầu không. Dùng ngoài da nên liều lượng của nguyên liệu này không quá quan trọng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng với lượng vừa đủ cho 1 lần.
Rửa sạch lá trầu không và vò nát. Cho lá này và phèn chua cùng vào nồi. Nên tán nhỏ phèn chua trước khi nấu. Đổ nước ngập nguyên liệu rồi đậy nắp và đun sôi. Sau đó gạn lấy phần nước trong để ngâm và rửa vùng da bị bệnh. Lưu ý thời gian ngâm không nên quá 10 phút và chỉ thực hiện 2 – 3 lần/1 tuần. Với cách điều trị này, bạn có thể hoặc không cần vệ sinh lại da bằng nước sạch.
Dùng lá trầu không và rau răm chữa bệnh tổ đỉa
Đặc điểm về tính vị của rau răm tương tự như lá trầu không. Các nghiên cứu về thành phần hóa học của loại rau này cũng cho thấy khả năng kháng viêm và sát khuẩn hiệu quả. Vì thế, khi kết hợp cùng lá trầu không, các triệu chứng như ngứa ngáy, sưng đỏ hoặc đau rát sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Bạn dùng lá trầu không và rau răm với khối lượng ngang nhau. Thông thường, mỗi loại cần khoảng 300g là đủ. Rau răm có thể dùng cả phần thân và lá. Tuy nhiên, bạn nhớ lặt kỹ và bỏ những chỗ bị hư hại đi. Sau đó, ngâm cả hai nguyên liệu trong nước muối khoảng 10 phút trước khi rửa lại bằng nước sạch.
Vò nát cả lá rau răm và lá trầu không sau đó cho vào nồi nấu. Lưu ý cho nguyên liệu vào nồi trước và đổ nước ngập. Đun với lửa lớn, thường thì trong khoảng 15 phút nước sẽ sôi.
Bạn gạn lấy nước trong. Chờ khi nhiệt độ còn ấm thì ngâm vùng da bị tổ đỉa trong nước khoảng 15 phút. Trong lúc đó có thể dùng phần bã chà nhẹ nhàng lên da. Sau đó dùng khăn mềm lau khô nước và sinh hoạt như bình thường. Nếu muốn rửa lại da bằng nước bình thường, bạn nên chờ trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Mỗi ngày có thể dùng cách này 1 lần.
Lưu ý khi chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Dù có nhiều cơ sở khoa học chứng minh hiệu quả chữa tổ đỉa của lá trầu không. Tuy nhiên, việc có nên áp dụng phương pháp này hay không còn tùy vào nhiều yếu tố. Đặc biệt là vấn đề cơ địa (những người có da nhạy cảm) và tình trạng bệnh (có chuyển qua bội nhiễm hay chưa).
Nếu áp dụng đúng cách nhưng không đúng thời điểm và đối tượng thì rất khó để có được hiệu quả, thậm chí là phản tác dụng. Chính vì thế, khi chữa tổ đỉa bằng lá trầu không, việc quan trọng trước tiên bạn cần phải làm là tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia.
Bên cạnh đó, việc sử dụng lá trầu không chữa tổ đỉa tương tự như một số phương pháp dân gian khác ở chỗ phải kiên trì sử dụng một thời gian mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, nếu các dấu hiệu bệnh không thuyên giảm hoặc tiến triển nặng hơn, bạn nên ngừng lại và thông báo với thầy thuốc.
Còn một điều quan trọng nữa mà bạn cần phải biết đó là các cách dùng lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa không thể thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ. Thay vào đó, nó chỉ có tác dụng hỗ trợ.
Xem thêm: 10+ cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian, đơn giản tại nhà
Những lưu ý trong sinh hoạt và ăn uống khi chữa tổ đỉa bằng lá trầu không
Việc áp dụng bất kỳ một phương pháp điều trị tổ đỉa nào cũng phải đi kèm với chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp. Vấn đề này không những liên quan đến hiệu quả điều trị của phương pháp mà còn góp phần khiến bệnh tình không chuyển biến phức tạp hơn.
Cụ thể, người bị tổ đỉa cần lưu ý những điều dưới đây:
Ăn uống:
- Dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày các loại rau củ quả tươi;
- Tạm ngưng sử dụng các thực phẩm dễ dị ứng, hải sản hoặc đồ có mùi tanh;
- Hạn chế những loại thực phẩm đóng hộp, ngũ cốc đã qua tinh chế;
- Hạn chế uống rượu, bia và các đồ uống có gas;
- Không hút thuốc lá.
Sinh hoạt:
- Tập thể dục vừa sức và điều độ: đi bộ hoặc các bài tập yoga…;
- Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi;
- Tránh để tâm trạng căng thẳng quá mức.
Chăm sóc da:
- Không để da bị bệnh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất tẩy rửa;
- Giữ cho vùng da bị tổ đỉa được sạch sẽ và khô thoáng;
- Tránh để da tiếp xúc với bụi bẩn và ánh nắng mặt trời sau 8 giờ sáng;
- Không gãy hoặc chà sát mạnh lên vùng da bị tổn thương;
- Nên cắt móng tay và móng chân.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!