Bị tổ đỉa ở tay – Cách chăm sóc và thuốc chữa trị

Bệnh tổ đỉa do đâu? Hình ảnh, dấu hiệu và cách chữa trị

Bệnh tổ đỉa ở chân – Cách nhận biết và điều trị

Bệnh tổ đỉa có lây không? Nguyên nhân & cách phòng ngừa

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không hay phải trị?

Các loại thuốc trị tổ đỉa dạng đặc trị (kem bôi + uống)

Hướng dẫn chữa tổ đỉa bằng muối (muối biển dạng hạt)

Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? – Chuyên gia giải đáp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không khỏi nhờ đúng cách

10+ cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian, đơn giản tại nhà

Bệnh tổ đỉa có lây không? Nguyên nhân & cách phòng ngừa

Bệnh tổ đỉa không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Chúng ta chỉ cần phòng bệnh tổ đỉa bằng cách giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc với môi trường bẩn, rửa tay bằng xà phòng, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch,…

Bệnh tổ đỉa không lây truyền qua đường tiếp xúc thông thường.
Bệnh tổ đỉa không lây truyền qua đường tiếp xúc thông thường.

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa là một trường hợp đặc biệt của bệnh chàm (Eczema). Bệnh tổ đỉa căn bệnh da liễu phổ biến với những triệu chứng như: trên da xuất hiện những đám mụn nước nhỏ (có kích thước 1mm), ngứa ngáy tại chỗ xuất hiện mụn nước, mụn nước khô lại hình thành vảy cứng.

Tổ đỉa thường xuất hiện ở vùng da ở bàn tay và bàn chân. Bệnh thường tự khỏi sau khi bong vảy, nhưng lại tái phát nhiều lần trong đời.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa thường là:

  • Nhiễm khuẩn: Người bệnh thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước bị nhiễm khuẩn, đất bẩn,… tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây tổn thương da, gây nên bệnh tổ đỉa;
  • Rối loạn thần kinh giao cảm: Khi bị chứng rối loạn thần kinh giao cảm, mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân thường tiết ra nhiều hơn mức bình thường. Đây là những điều kiện khiến cho vi khuẩn hình thành và gây nên bệnh tổ đỉa;
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc Tây khi dùng đã tiêu diệt những vi khuẩn có lợi trên da, khiến hàng rào bảo vệ da bị suy yếu. Từ đó, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh;
  • Di truyền:  Ở những người có thế hệ trước bị bệnh tổ đỉa thì cũng có nguy cơ mắc bệnh. Theo một thống kê, có hơn 50% người bệnh tổ đỉa mắc bệnh do di truyền từ bố mẹ, ông bà.
  • Biến chứng từ một số bệnh lý khác: Người bị mắc bệnh hen suyễn, viêm gan hoặc viêm thận,… sẽ có nguy cơ bị bệnh tổ đỉa rất cao do biến chứng.
Thường xuyên dùng thuốc Tây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ bị mắc bệnh tổ đỉa.
Thường xuyên dùng thuốc Tây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ bị mắc bệnh tổ đỉa.

Bên cạnh các nguyên nhân gây bệnh, bệnh tổ đỉa còn có thể phát triển nặng hơn khi người bệnh tiếp xúc với vi khuẩn, tiêu thụ thức ăn có chứa nhiều niken, sử dụng các chất kích thích,…

Khi thấy có những dấu hiệu của bệnh tổ đỉa, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để khám và điều trị ngay. Bệnh tổ đỉa có thể gây biến dạng ngón tay, bàn tay theo thời gian nếu chủ quan không điều trị bệnh kịp thời.

Bệnh tổ đỉa có lây không?

Bệnh tổ đỉa không phải là một căn bệnh truyền nhiễm. Người bệnh không thể lây bệnh sang cho người lành qua đường tiếp xúc thông thường.

Như đã trình bày nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa ở bên trên. Ta thấy rằng, có hai nguyên nhân chính gây ra bệnh là do nội sinh và do tác động từ bên ngoài. Ở trường hợp bị mắc bệnh do tác động từ bên ngoài, bệnh tổ đỉa hình thành là do vi khuẩn từ môi trường xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Do đó, người bình thường không cần phải e dè khi tiếp xúc với người bệnh. Thay vào đó, chúng ta sẽ có những cách khác để phòng tránh mắc bệnh tổ đỉa.

Người bệnh tổ đỉa không thể truyền bệnh cho người khỏe mạnh. Bệnh hình thành do vi khuẩn từ môi trường ô nhiễm tấn công.
Người bệnh tổ đỉa không thể truyền bệnh cho người khỏe mạnh. Bệnh hình thành do vi khuẩn từ môi trường ô nhiễm tấn công.

Những cách phòng ngừa bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa không phải là một căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, khi đã mắc bệnh, người bệnh thường sẽ bị tái phát nhiều lần. Bệnh gây khó chịu cho bệnh nhân, cản trở các sinh hoạt thường ngày và có thể gây biến dạng bàn tay, bàn chân.

Do đó, chúng ta cần tích cực trong việc phòng tránh bệnh tổ đỉa trước khi mắc bệnh. Để phòng ngừa bệnh tổ đỉa, chúng ta cần tránh tiếp xúc với nguồn gây bệnh và giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe đúng cách.

Mỗi người trong chúng ta cần:

  • Rửa tay sạch sẽ với xà phòng ngay sau khi tiếp xúc với nước bẩn, đất bẩn, sau khi đi vệ sinh,…;
  • Tắm gội hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trên cơ thể;
  • Giặt giũ quần áo sạch sẽ, phơi phóng ở khu vực có ánh sáng mặt trời, giúp diệt sạch vi khuẩn gây bệnh;
  • Tránh tiếp xúc với nước bẩn, đất bẩn, môi trường bị ô nhiễm;
  • Không lạm dụng thuốc Tây, chỉ dùng thuốc theo liều lượng bác sĩ chuyên khoa đã chỉ định;
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng được tăng cường, nhằm chống lại các vi khuẩn xâm nhập cơ thể gây bệnh;
  • Uống nước đầy đủ để làn da được khỏe mạnh;
  • Điều trị các bệnh hen suyễn, viêm thận, viêm gan,… tận gốc để phòng ngừa biến chứng thành bệnh tổ đỉa.
Phòng ngừa bệnh tổ đỉa bằng cách rửa tay sau khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, tắm gội hàng ngày, có chết độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng,...
Phòng ngừa bệnh tổ đỉa bằng cách rửa tay sau khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, tắm gội hàng ngày, có chết độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng,…

Một số phương pháp điều trị tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa là một căn bệnh có thể điều trị được. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu một số phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa phổ biến hiện nay.

1. Uống thuốc Tây

Thuốc Tây điều trị bệnh tổ đỉa thường có tác dụng tiêu diệt vị khuẩn, giảm ngứa, giảm đau rát, đẩy lùi những triệu chứng khó chịu.

Một số loại thuốc Tây thường được dùng để điều trị bệnh tổ đỉa là:

  • Thuốc Loratadine: giảm ngứa rát tại chỗ;
  • Thuốc Chlorpheniramine: giảm ngứa rát tại chỗ;
  • Một số loại thuốc kháng viêm, kháng sinh.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể được điều trị tổ đỉa bằng cách tiêm thuốc Triamcinolone trực tiếp vào vùng da bị tổn thương. Thuốc tiêm có tác dụng khôi phục vùng da, vùng biểu bì đang bị hư hại.

2. Bôi thuốc

Các loại thuốc bôi tại chỗ sẽ giúp người bệnh giảm ngay triệu chứng ngứa rát, sát khuẩn, làm xẹp các mụn nước. Bác sĩ chuyên khoa thường sẽ cho người bệnh dùng các loại kem bôi có chứa Corticosteroid để bôi ngoài vùng da bị tổ đỉa.

Người bệnh cần bôi thuốc đều đặn, đúng liều và không nên bôi quá liều vì có thể gây teo da, tổn thương tế bào da.

Có thể điều trị tổ đỉa bằng cách bôi thuốc có chứa Corticosteroid.
Có thể điều trị tổ đỉa bằng cách bôi thuốc có chứa Corticosteroid.

Người bệnh cũng có thể điều trị cải thiện tình trạng ngứa rát bằng cách dùng nước muối sinh lý để rửa vùng da bị tổn thương. Người bệnh nên thực hiện vệ sinh da đều đặn hàng ngày để sát khuẩn, hạn chế tổ đỉa lây lan, từ đó giúp bệnh mau chóng thuyên giảm hơn.

3. Dùng thuốc Đông y

Theo Đông y, bệnh tổ đỉa hình thành là do cơ thể nhiễm phải độc tà, nhiệt tà, phong thấp. Chúng kết tụ lại ở vùng bì phu bàn chân hoặc bì phu bàn tay, gây nên tổ đỉa. Do đó, khi điều trị bằng Tây y, triệu chứng sẽ thuyên giảm, biến mất nhưng dễ tái phát.

Khi điều trị bằng Đông y, các dược chất giúp phá tan độc tà, diệt trừ mầm bệnh hoàn toàn. Người bệnh có thể tìm đến bác sĩ Y học cổ truyền để được khám tình trạng bệnh và cấp thuốc Đông y để dùng.

Hiện nay trên thị trường cũng có nhiều sản phẩm thuốc Đông y trị bệnh tổ đỉa được bào chế ở dạng viên uống. Các dược phẩm này cũng giúp người bệnh thải bỏ độc tố bên trong cơ thể, kích thích làm lành da từ bên trong. Người bệnh có thể hỏi ý kiến bác sĩ nếu có ý định dùng các chế phẩm thuốc Đông y chữa bệnh tổ đỉa.

4. Dùng thuốc Nam

Thuốc Nam là các bài thuốc do ông cha ta lưu truyền từ nhiều đời nay. Dược liệu của các bài thuốc Nam là các loại lá thuốc xuất hiện trên lãnh thổ nước ta, dễ tìm ở trong vườn nhà. Nguyên liệu bào chế các bài thuốc Nam cũng có thể kết hợp giữa lá thuốc trong vườn nhà và các loại dược liệu của thuốc Bắc.

Các bài thuốc Nam chữa tổ đỉa phổ biến trong dân gian là:

Bài thuốc từ tỏi tươi

Chuẩn bị:

  • 2 củ tỏi tươi;
  • 300ml rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đập dập 2 củ tỏi tươi, bóc bỏ vỏ;
  • Bước 2: Ngâm 2 củ tỏi tươi với 300ml rượu trong hũ nhỏ, đậy kín nắp;
  • Bước 3: Ngâm rượu trong vòng 1 tuần lễ. Sau đó, lấy nước rượu bôi lên vùng da bị tổ đỉa;
  • Bước 4: Để khoảng 10 phút, sau đó rửa lại bằng nước mát.
Bài thuốc Nam tỏi tươi ngâm rượu trắng giúp điều trị khỏi bệnh tổ đỉa.
Bài thuốc Nam tỏi tươi ngâm rượu trắng giúp điều trị khỏi bệnh tổ đỉa.

Bài thuốc từ lá lốt

Chuẩn bị: 30g lá lốt tươi.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch lá lốt, để cho ráo nước;
  • Bước 2: Vò nát lá lốt, sau đó đun lá lốt với 1,5 lít nước;
  • Bước 3: Rót nước lá lốt ra thau sạch, chờ nước nguội dần. Sau đó ngâm rửa chân, tay trong vòng 15 phút;
  • Bước 4: Rửa lại với nước sạch.

Bài thuốc từ rau răm

Chuẩn bị:

  • 50g rau răm;
  • ½ thìa cà phê muối tinh luyện.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch rau răm, để cho ráo nước;
  • Bước 2: Giã nát rau răm với một ít muối;
  • Bước 3: Bôi hỗn hợp rau răm giã nát lên vùng da bị tổ đỉa, để khoảng 10 phút trên da;
  • Bước 4: Rửa lại với nước mát.

Các bài thuốc Nam thường chỉ là các bài thuốc được truyền miệng, chưa được y học nghiên cứu và chứng nhận tính khoa học. Do đó, trước khi áp dụng, người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng và nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Tóm lại, bệnh tổ đỉa không phải là căn bệnh lây lan. Người khỏe mạnh không thể nhiễm bệnh từ người đang bị bệnh. Chúng ta có thể phòng tránh bệnh tổ đỉa bằng cách vệ sinh cơ thể hàng ngày, rửa tay sạch sẽ khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, ăn uống đầy đủ chất để cơ thể khỏe mạnh,…

Bài viết chỉ cung cấp nội dung mang tính chất tham khảo!

Rate this post

Cùng chuyên mục

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không hay phải trị?

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không hay phải trị?

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi không hay phải chữa trị là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là một một trong những dạng chàm...

Muối có khả năng sát khuẩn, chống viêm và mau lành tổn thương trên da. Nhờ đó nó giúp các triệu chứng của bệnh tổ đỉa nhanh chóng được cải thiện.

Hướng dẫn chữa tổ đỉa bằng muối (muối biển dạng hạt)

Chữa tổ đỉa bằng muối biển dạng hạt là cách điều trị an toàn và được đánh giá cao về hiệu quả. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết một...

Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? – Chuyên gia giải đáp

Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Được biết, tổ đỉa là bệnh da liễu lành tính nhưng chưa có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn