Bệnh tổ đỉa có lây không? Nguyên nhân & cách phòng ngừa

Bị tổ đỉa ở tay – Cách chăm sóc và thuốc chữa trị

Bệnh tổ đỉa do đâu? Hình ảnh, dấu hiệu và cách chữa trị

Bệnh tổ đỉa ở chân – Cách nhận biết và điều trị

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không hay phải trị?

Các loại thuốc trị tổ đỉa dạng đặc trị (kem bôi + uống)

Hướng dẫn chữa tổ đỉa bằng muối (muối biển dạng hạt)

Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? – Chuyên gia giải đáp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không khỏi nhờ đúng cách

10+ cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian, đơn giản tại nhà

Mẹo chữa tổ đỉa bằng tỏi tại nhà – Hiệu quả bất ngờ

Mẹo chữa tổ đỉa bằng tỏi được nhiều bệnh nhân áp dụng. Bởi việc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên này có thể cải thiện tình trạng viêm, sưng và ngứa ngáy. So với việc chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc, cách điều trị từ tỏi dễ thực hiện, có chi phí thấp và tương đối an toàn khi sử dụng trong một thời gian dài.

Mẹo chữa tổ đỉa bằng tỏi tại nhà - Hiệu quả bất ngờ
Công dụng và cách thực hiện mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi tại nhà

Tác dụng điều trị bệnh tổ đỉa của tỏi

Bệnh tổ đỉa là một dạng đặc biệt và tương đối phức tạp của bệnh chàm. Đặc trưng của bệnh là những nốt mụn nhỏ bên trong có chứa mủ hoặc dịch lỏng, khu trú ở lòng bàn chân, lòng bàn tay hoặc trên những ngón tay, ngón chân.

Nếu không có biện pháp điều trị thích hợp, những nốt mụn nước này sẽ phát triển với kích thước to hơn và dày đặc hơn. Đồng thời gây viêm nhiễm nếu mụn nước bị vỡ.

Ngoài ra, khi mắc bệnh tổ đỉa, người bệnh còn có cảm giác nóng rát và ngứa ngáy nghiêm trọng. Tuy không gây nguy hiểm nhưng các triệu chứng của bệnh khiến bệnh nhân khó chịu, bứt rứt, làm mất thẩm mỹ và giảm chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây y dạng viên uống hoặc kem bôi, bệnh nhân bị tổ đỉa có thể cải thiện những triệu chứng nêu trên bằng việc sử dụng tỏi. Cách sử dụng tỏi điều trị bệnh tổ đỉa có nguồn gốc từ Y học cổ truyền. Đến hiện tại, cách trị bệnh này đã được chứng minh về tác dụng lâm sàng trên phương diện khoa học đối với những triệu chứng của bệnh tổ đỉa.

Theo Y học cổ truyền, tỏi mang đặc tính kháng khuẩn và  chống viêm. Chính vì thế, việc áp dụng loại nguyên liệu thiên nhiên này sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng ngứa ngáy và nóng rát do các mụn nước gây ra.

Hơn thế, thành phần của tỏi còn là những hợp chất chống oxy hóa mang tên allicin, phytonutrients. Đây đều là những hợp chất quan trọng có khả năng cải thiện các vấn đề xảy ra ở da và giúp củng cố màng bảo vệ của da.

Bên cạnh đó, hợp chất allicin, phytonutrients cùng một số dưỡng chất khác trong tỏi còn có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây kích thích.

Tác dụng điều trị bệnh tổ đỉa của tỏi
Tỏi có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây kích thích

Hướng dẫn thực hiện mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi tại nhà

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, người bệnh có thể thực hiện mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi tại nhà theo hai cách sau:

Cách điều trị bệnh tổ đỉa bằng rượu tỏi

Nguyên liệu:

  • 3 – 4 củ tỏi
  • 300ml rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Mang các củ tỏi đã chuẩn bị bóc vỏ, sau đó rửa sạch
  • Thái tỏi thành từng lát mỏng
  • Cho tỏi vào bình thủy tinh có nắp, rót rượu trắng vào cùng
  • Đậy kín nắp
  • Bảo quản bình rượu tỏi ở những nơi khô ráo đến khi rượu chuyển màu (khoảng 7ngày). Lúc này tinh chất của tỏi đã tan trong rượu
  • Rửa sạch và lau khô vùng da bệnh
  • Sử dụng bông gòn sạch thấm vào rượu tỏi, sau đó tiến hành thoa thuốc lên vùng da bệnh
  • Người bệnh kiên trì sử dụng rượu tỏi chữa bệnh tổ đỉa từ 2 –  3 lần/ngày. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng ngứa ngáy, sưng và viêm.
Cách điều trị bệnh tổ đỉa bằng rượu tỏi
Cách điều trị bệnh tổ đỉa bằng rượu tỏi

Sử dụng tỏi trong chế biến món ăn giúp kiểm soát bệnh tổ đỉa

Tỏi là một loại gia vị không thể thiếu trong những món ăn thơm ngon và bổ dưỡng. Loại gia vị này không chỉ khiến món ăn thêm ngon, làm tăng hương vị mà còn giúp kích thích vị giác và kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh tổ đỉa từ bên trong cơ thể.

Với đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn, tỏi mang tác dụng điều hòa khả năng miễn dịch và ức chế tụ cần khuẩn. Điều này sẽ giúp da và cơ thể tăng khả năng chống chịu với những tác động từ tác nhân kích thích. Đồng thời giúp bệnh nhân bị tổ đỉa giảm nguy cơ bị nhiễm trùng.

Từ những lợi ích và tác dụng nêu trên, mỗi ngày bạn nên thêm vào món ăn từ 3 – 4 tép tỏi. Kiên trì sử dụng món ăn chứa tỏi cho đến khi bệnh tổ đỉa và các triệu chứng của bệnh được kiểm soát.

Sử dụng tỏi trong chế biến món ăn giúp kiểm soát bệnh tổ đỉa
Sử dụng tỏi trong chế biến món ăn giúp kiểm soát bệnh tổ đỉa

Những điều cần lưu ý khi áp dụng mẹo dùng tỏi trị bệnh tổ đỉa

Trước khi áp dụng mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi, bạn cần lưu ý những điều dưới đây để đảm bảo an toàn:

  • Không thoa rượu tỏi lên vùng da nhạy cảm, da của trẻ nhỏ. Đồng thời không thoa rượu tỏi trên các khu vực có da đang bị lở loét hoặc có vết thương hở.
  • Phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa bằng tỏi chỉ có tác dụng hỗ trợ. Ngoài ra, phương pháp điều trị này không thể thay thế cho các loại thuốc uống, thuốc bôi ngoài da hoặc những phương pháp điều trị khác do bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
  • Người bệnh cần kiên trì áp dụng cách chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi ít nhất vài tuần để tỏi phát huy tác dụng điều trị.
  • Đối với những trường hợp bệnh nặng, vùng da bị tổ đỉa có dấu hiệu bội nhiễm, người bệnh nên khám bệnh cùng với bác sĩ chuyên khoa da liễu để có phương pháp điều trị phù hợp hơn.
  • Người bệnh cần cân chỉnh liều sử dụng tỏi trong 1 ngày. Bởi việc dùng quá nhiều tỏi có thể khiến bạn bị đầy hơi, ợ nóng, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy…
  • Trong trường hợp cơ thể có vấn đề về huyết áp và đường huyết, người bệnh nên trao đổi thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng tỏi mỗi ngày.
Những điều cần lưu ý khi áp dụng mẹo dùng tỏi trị bệnh tổ đỉa
Người bệnh cần cân chỉnh liều sử dụng tỏi trong 1 ngày. Bởi việc dùng quá nhiều tỏi có thể khiến bạn bị đầy hơi, ợ nóng, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy…

Mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi trong bài viết có khả năng cắt giảm tình trạng nóng rát, ngứa ngáy do mụn nước gây ra. Đồng thời giúp phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm và kiểm soát sự phát triển của bệnh lý. Tuy nhiên phương pháp điều trị này chỉ mang tác dụng hỗ trợ. Tốt nhất người bệnh nên nhờ đến sự chăm sóc y tế để bệnh tình mau chóng được khắc phục.

Cùng chuyên mục

Trị tận gốc tổ đỉa hay không còn tùy vào từng trường hợp cụ thể. Ở giai đoạn cấp tính, bệnh dễ chữa khỏi hoàn toàn.

Điều trị tổ đỉa tận gốc được không, bằng cách nào?

Tổ đỉa không phải bệnh nan y. Tuy nhiên, trị tổ đỉa tận gốc khá khó khăn. Không ít trường hợp có thể khỏi hoàn toàn bệnh trong hơn 1...

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt - Hướng dẫn chi tiết

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt – Hướng dẫn chi tiết

Sử dụng lá lốt chữa bệnh tổ đỉa là cách điều trị dân gian được nhiều người áp dụng. Lá lốt có tính kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau...

Có rất nhiều cách chữa tổ đỉa theo dân gian. Tuy nhiên không nhiều cách được kiểm chứng rõ ràng bằng các nghiên cứu khoa học.

10+ cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian, đơn giản tại nhà

Các cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian sử dụng một số nguyên liệu như: tỏi, lá lốt, lá trầu không, muối, rau răm, dây đau xương, củ ráy...

Lá trầu không cải thiện triệu chứng của bệnh tổ đỉa nhờ khả năng chống viêm và sát khuẩn

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không khỏi nhờ đúng cách

Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không là một trong những cách điều trị được đánh giá cao và áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, để chữa khỏi bệnh, bạn...

Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? – Chuyên gia giải đáp

Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Được biết, tổ đỉa là bệnh da liễu lành tính nhưng chưa có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn