Bị tổ đỉa ở tay – Cách chăm sóc và thuốc chữa trị

Bệnh tổ đỉa do đâu? Hình ảnh, dấu hiệu và cách chữa trị

Bệnh tổ đỉa ở chân – Cách nhận biết và điều trị

Bệnh tổ đỉa có lây không? Nguyên nhân & cách phòng ngừa

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không hay phải trị?

Các loại thuốc trị tổ đỉa dạng đặc trị (kem bôi + uống)

Hướng dẫn chữa tổ đỉa bằng muối (muối biển dạng hạt)

Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? – Chuyên gia giải đáp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không khỏi nhờ đúng cách

10+ cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian, đơn giản tại nhà

Các loại thuốc trị tổ đỉa dạng đặc trị (kem bôi + uống)

Các loại thuốc trị tổ đỉa dạng bôi và uống được xem là một trong những phương pháp kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hiệu quả và được nhiều người bệnh lựa chọn. Bên cạnh tác dụng nhanh chóng, ngăn ngừa tổn thương do bệnh tổ đỉa gây ra thì phương pháp này vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, người bệnh nên lựa chọn các loại thuốc trị tổ đỉa dạng đặc trị (kem bôi + uống) phù hợp với tình trạng bệnh lý thông qua một số gợi ý sau.

NÊN XEM: CÔ CÔNG NHÂN TRẺ CHIA SẺ HÀNH TRÌNH KHỎI HẲN BỆNH TỔ ĐỈA MÃN TÍNH SAU 3 THÁNG ĐIỀU TRỊ

Các loại thuốc trị tổ đỉa dạng đặc trị (kem bôi + uống)
Các loại thuốc trị tổ đỉa dạng bôi và uống được xem là một trong những phương pháp kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hiệu quả và được nhiều người bệnh lựa chọn

Các loại thuốc trị tổ đỉa dạng đặc trị (kem bôi + uống)

Bệnh tổ đỉa là một trường hợp đặc biệt của chàm – Eczema có tính chất mãn tính và thường tái phát nhiều lần. Các triệu chứng bệnh lý đặc trưng bởi những tổn thương dạng mụn nước tập trung ở lòng bàn tay, bàn chân. Theo các chuyên gia da liễu, bệnh tổ đỉa thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nhưng lại tác động tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày và chức năng thẩm mỹ.

Việc sử dụng các loại thuốc trị tổ đỉa được xem là phương pháp điều trị tối ưu giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng, ngăn ngừa tổn thương lan rộng và hỗ trợ phòng ngừa tái phát hiệu quả. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh tổ đỉa như thuốc chống dị ứng, thuốc chống nấm, chống nhiễm khuẩn, kem bôi làm dịu da,… Ở dạng tiêm, bôi ngoài da hoặc đường uống. Căn cứ vào mức độ các triệu chứng bệnh lý, đối tượng mà bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc phù hợp, giúp mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Dưới đây là một số loại thuốc dạng bôi và uống thường được dùng trong điều trị bệnh tổ đỉa:

Các loại thuốc bôi trị bệnh tổ đỉa hiệu quả

Các loại thuốc điều trị tại chỗ thường được chỉ định với những trường hợp bị bệnh tổ đỉa ở mức độ nhẹ, mới khởi phát. Bên cạnh tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh lý, những loại thuốc bôi sẽ giúp phục hồi da, đồng thời hỗ trợ thúc đẩy phục hồi, tái tạo những mô da bị tổn thương, ngăn ngừa bội nhiễm.

1. Thuốc tím pha loãng

Thuốc tím pha loãng được bào chế dạng dung dịch và bôi ngoài da. Thuốc có thành phần chính là Permanganate, có đặc tính oxy hóa nên có khả năng tiêu diệt nấm, vi khuẩn, virus hiệu quả. Do đó, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc tím pha loãng ngâm tay chân giúp cải thiện triệu chứng. Đồng thời, giúp hạn chế tổn thương da do bệnh lý gây ra lan rộng.

Thuốc tím pha loãng
Với những trường hợp khu vực tổn thương da bị rỉ dịch, tụ mủ nên thoa thuốc từ 1 – 2 lần/ ngày

Hướng dẫn sử dụng:

  • Vệ sinh sạch vùng da cần điều trị với nước muối sinh lý và dùng khăn bông sạch lau khô
  • Lấy tăm bông thấm với thuốc tím và thoa lên vùng da cần điều trị
  • Với những trường hợp khu vực tổn thương da bị rỉ dịch, tụ mủ nên thoa thuốc từ 1 – 2 lần/ ngày
  • Lưu ý tránh băng kín vùng da bị tổ đỉa khi sử dụng thuốc

2. Cồn thuốc BSI 1 – 3%

Cồn thuốc BSI thường được chỉ định với những trường hợp bị tổ đỉa ở giai đoạn mới khởi phát, những mụn nước dưới da chưa bị vỡ. Dung dịch bôi có chứa i ốt nên có công dụng sát khuẩn, khử trùng ở vùng da bị tổn thương. Bên cạnh đó, trong cồn thuốc BSI còn chứa thành phần axit Salicylic giúp cải thiện tình trạng bong tróc, dày sừng trên da và hỗ trợ ức chế hoạt động vi khuẩn, nấm gây đau rát. Ngoài ra, axit Benzoic còn có giúp giảm đau tại chỗ và sát trùng hiệu quả.

Cồn thuốc BSI 1 – 3%
Cồn thuốc BSI thường được chỉ định với những trường hợp bị tổ đỉa ở giai đoạn mới khởi phát, những mụn nước dưới da chưa bị vỡ

Với những trường hợp mắc bệnh tổ đỉa do bàn chân, vùng da tay tiết mồ hôi, có thể sử dụng dung dịch để phòng ngừa tình trạng bội nhiễm do vi khuẩn và nấm. Ngoài công dụng chữa bệnh tổ đỉa, cồn thuốc BSI còn được dùng trong cải thiện các bệnh ngoài da như nấm móng, lang ben, hắc lào,…

Lưu ý: Không sử dụng dung dịch với những trường hợp tổn thương do bệnh tổ đỉa gây ra có hiện tượng nhiễm trùng, lở loét và có vết thương hở.

3. Dung dịch Milian

Dung dịch Milian có thành phần chính là tím Gentian và xanh Methylen. Thuốc thường được chỉ định với những trường hợp da chân, da tay xuất hiện nhiều mụn nước, rỉ dịch, lở loét nhẹ do bệnh tổ đỉa gây ra. Người bệnh có thể sử dụng dung dịch bôi trực tiếp lên vùng da cần điều trị sau khi đã được vệ sinh sạch từ 2 – 3 lần/ ngày và bôi liên tục trong vòng 5 ngày.

Dung dịch Milian
Thuốc thường được chỉ định với những trường hợp da chân, da tay xuất hiện nhiều mụn nước, rỉ dịch, lở loét nhẹ do bệnh tổ đỉa gây ra

Trường hợp bệnh tổ đỉa có dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc mụn nước có kích thước lớn thì có thể làm vỡ. Sau khi vệ sinh sạch thì bôi dung dịch lên để ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, dung dịch Milian còn được chỉ định chữa trị viêm da cơ địa bội nhiễm, da bị nhiễm trùng do virus Herpes simplex, chốc lở,…

Lưu ý: Với thủ thuật chích làm vỡ mụn nước để thoa dung dịch Milian, người bệnh cần thực hiện đúng, đảm bảo vệ sinh. Bạn có thể nhờ đến nhân viên y tế để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.

HÀNH TRÌNH CHỮA KHỎI BỆNH TỔ ĐỈA DAI DẲNG BẰNG BÀI THUỐC THẢO DƯỢC CỦA CỐ GÁI TRẺ

4. Các loại thuốc bôi chứa corticoid

Các loại thuốc bôi chứa corticoid có tác dụng giảm ngứa mạnh, chống viêm, cải thiện các triệu chứng do bệnh tổ đỉa gây ra. Nhóm thuốc này thường mang lại hiệu quả kiểm soát các triệu chứng lâm sàng với những bệnh ngoài da nói chung và bệnh tổ đỉa nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như teo da, mỏng da, dày sừng nang lông, giãn mao mạch,… Việc lạm dụng thuốc trên diện tích da rộng có thể phát sinh những tác dụng phụ toàn thân như suy thận, rối loạn chuyển hóa,…

Do đó, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng cũng như tần suất sử dụng thuốc nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như hạn chế phát sinh rủi ro. Những loại thuốc bôi ngoài da trị tổ đỉa thường kết hợp hoạt chất bạc sừng axit salicylic và corticoid, kháng sinh hoặc hoạt chất kháng nấm giúp tăng cường hiệu quả điều trị, phòng ngừa bội nhiễm.

Các loại thuốc bôi chứa corticoid
Các loại thuốc bôi chứa corticoid có tác dụng giảm ngứa mạnh, chống viêm, cải thiện các triệu chứng do bệnh tổ đỉa gây ra

Một số loại thuốc bôi trị tổ đỉa chứa corticoid thường được chỉ định như:

  • Kem bôi Dermovate (Clobetasol)
  • Thuốc mỡ Flucinar (Fluocinolone)
  • Thuốc bôi Tempovate (Clobetasol)

Lưu ý: Tránh sử dụng các loại thuốc này với những trường hợp tổn thương nổi nhiều mụn nước lớn, rỉ dịch và lở loét. Do các thành phần hoạt chất trong thuốc có thể gây bí da khiến các triệu chứng trở nên nặng nề, tăng nguy cơ viêm nhiễm hơn.

5. Thuốc kháng sinh, kháng nấm tại chỗ

Các loại thuốc bôi chống nấm, kháng sinh thường được điều chế dưới dạng kem bôi, thuốc mỡ giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh lý ở mức độ nặng và phòng ngừa nhiễm trùng hiệu quả. Không giống với những bệnh ngoài da khác, tổn thương bệnh tổ đỉa thường tập trung ở lòng bàn chân, bàn tay, kẽ ngón chân, ngón tay và những vùng da có nhiều nếp gấp.

Do đó, việc sử dụng các loại thuốc bôi chống nấm, kháng sinh không chỉ có công dụng tiêu diệt nấm, vi khuẩn (trường hợp bệnh lý do nấm, vi khuẩn gây ra) mà còn có khả năng ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm.

Các bác sĩ da liễu có thể chỉ định những nhóm thuốc chống nấm, kháng sinh ở dạng đơn lẻ hoặc kết hợp như sau:

Thuốc kháng sinh, kháng nấm tại chỗ
Các loại thuốc bôi chống nấm, kháng sinh thường được điều chế dưới dạng kem bôi, thuốc mỡ giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh lý ở mức độ nặng và phòng ngừa nhiễm trùng hiệu quả
  • Thuốc mỡ Bactroban (Mupirocin)
  • Thuốc bôi Decocort (Miconazole Nitrate + Hydrocortisone)
  • Tyrosur gel (Tyrothricin)
  • Thuốc mỡ Mupirocin ( Mupirocin )

Bên cạnh các loại thuốc bôi phổ biến trên, căn cứ vào mức độ tổn thương, các triệu chứng đi kèm và đối tượng mắc bệnh mà bác sĩ có thể kết hợp thêm một số loại thuốc điều trị tại chỗ khác như dung dịch bạc nitrat, Acid salicylic, thuốc ức chế calcineurin, hồ nước,…

Các loại thuốc trị tổ đỉa dạng uống

Với những trường hợp mắc bệnh tổ đỉa gây ngứa ngáy nhiều, bội nhiễm, nhiễm khuẩn hoặc khởi phát ở người có cơ địa dị ứng. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa có thể kết hợp với các loại thuốc uống giúp kiểm soát các triệu chứng, tổn thương nhanh chóng. So với các loại thuốc dạng bôi, nhóm thuốc uống thường chứa những hoạt tính khá mạnh và có nguy cơ phát sinh tác dụng phụ cao hơn, nên thường được chỉ định trong trường hợp cần thiết.

1. Thuốc kháng histamin chữa bệnh tổ đỉa

Histamin là hoạt chất trung gian kích thích phát sinh các phản ứng kích ứng, dị ứng. Nhóm thuốc kháng histamin H1 đóng vai trò trong việc đối kháng với thụ thể histamin ở tế bào đích. Từ đó khiến histamin không có thể năng gắn với thụ thể và làm mất tác dụng trên tế bào.

Thuốc kháng histamin chữa bệnh tổ đỉa
Clorpheniramin thuộc thế hệ nhóm 1 có tính an toàn tương đối cao nhưng trong quá trình sử dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, mất tập trung

Với những bệnh lý ngoài da, nhóm thuốc kháng histamin H1 có thể được chỉ định ở dạng bôi và cả đường uống để kiểm soát các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu và làm giảm tổn thương da lan rộng.

Nhóm thuốc kháng histamin được làm 2 thế hệ. Clorpheniramin thuộc thế hệ nhóm 1 có tính an toàn tương đối cao nhưng trong quá trình sử dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, mất tập trung, khô miệng, tiết dịch. Do đó, người bệnh cần thận trọng trong thời gian dùng thuốc khi lái xe và những công việc đòi hỏi độ tập trung cao.

Những loại thuốc uống kháng histamin thế hệ 2 như Cetirizin, Fexofenadin, Loratadin,… sẽ hạn chế gây buồn ngủ như lại tiềm ẩn một số tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến tim mạch và thần kinh.

2. Nhóm thuốc kháng sinh

Với những trường hợp bị bệnh tổ đỉa có dấu hiệu bội nhiễm, lúc này bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh trong vòng 10 ngày để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng. Thông thường, các loại thuốc kháng sinh Penicillin (Ticarcillin, Carbenicillin) thường được dùng trong điều trị bệnh lý. Nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Penicilin, bác sĩ có thể dùng những loại thuốc khác thay thế như Cefixim, Ceftriaxon và Cefuroxim…

Nhóm thuốc kháng sinh
Với những trường hợp bị bệnh tổ đỉa có dấu hiệu bội nhiễm, lúc này bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh trong vòng 10 ngày để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng

Đối với những trường hợp có hiện tượng nhiễm khuẩn ở mức độ nặng hoặc kháng kháng sinh nhóm beta lactam. Lúc này, bác sĩ điều trị có thể thay thế nhóm kháng sinh Macrolid (Erythromycin, Clarithromycin…) hay  Aminosid như (Gentamycin, Kanamycin, Amikacin….) để kiểm soát bệnh lý. Người bệnh lưu ý không sử dụng kháng sinh nhóm Quinolon, nhất là đối tượng trẻ em dưới 12 tuổi.

Lưu ý: Trong quá trình sử dụng kháng sinh, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng và tần suất sử dụng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hoặc cắt giảm liều dùng khi chưa được bác sĩ chỉ định. Bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc và tái nhiễm.

3. Các loại thuốc kháng nấm

Những trường hợp mắc bệnh tổ đỉa do bội nhiễm nấm hoặc nhiễm nấm, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc chống nấm bằng đường uống. Một số loại thuốc thường được sử dụng như Griseofulvin, Ketoconazol, Fluconazol… Những thành phần hoạt chất của thuốc có công dụng ức chế hoạt động cytochrom P450 của vi nấm. Từ đó làm suy giảm khả năng tổng hợp ergosterol ở vách tế bào nấm đồng thời kìm hãm sự sinh sôi, phát triển của nấm.

Các loại thuốc kháng nấm
Những trường hợp mắc bệnh tổ đỉa do bội nhiễm nấm hoặc nhiễm nấm, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc chống nấm bằng đường uống

Tuy nhiên, đa số các loại thuốc uống điều trị nấm đều gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến thận, gan và quá trình tạo máu. Người bệnh cần chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe trong quá trình sử dụng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường. Bên cạnh đó, trong thời gian dùng thuốc điều trị, người bệnh nên hạn chế sử dụng bia rượu, chống chống đông thuộc nhóm Warfarin, thuốc tránh thai.

4. Các loại thuốc uống chứa Corticoid trị bệnh tổ đỉa

Một số loại thuốc uống chứa Corticoid như Hydrocortisone, Dexamethason, Prednisolone, Betamethason…. Thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh tổ đỉa trong vòng 10 ngày tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nhóm thuốc này có tác dụng chống dị ứng, chống viêm, cải thiện chứng ngứa ngáy dữ dội.

Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc uống chứa Corticoid có thể gây ra một số tác dụng phụ nặng nề như suy tuyến thượng thận, tăng nguy cơ loãng xương, hệ thống miễn dịch suy yếu, viêm loét dạ dày, tăng đường huyết,… Do đó, thuốc thường được chỉ định với những trường hợp bị tổ đỉa ở mức độ nặng, các triệu chứng bùng phát dữ dội, không đáp ứng những loại thuốc điều trị tại chỗ. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng, tần suất sử dụng nhằm hạn chế phát sinh rủi ro.

Các loại thuốc uống chứa Corticoid trị bệnh tổ đỉa
Một số loại thuốc uống chứa Corticoid như Hydrocortisone, Dexamethason, Prednisolone, Betamethason…. Thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh tổ đỉa

5. Các loại thuốc kiểm soát các triệu chứng khác

Bên cạnh các loại thuốc đặc trị bệnh tổ đỉa, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại vitamin C, A đi kèm giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy quá trình tái tạo, làm lành những vùng da bị tổn thương giúp tăng hiệu quả chữa trị.

Những trường hợp bội nhiễm gây nhức đầu, sốt cao hoặc các triệu chứng bệnh tổ đỉa tái phát nhiều lần. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kiểm soát triệu chứng hiệu quả như thuốc chống viêm không steroid, thuốc hạ sốt, giảm đau, viên uống bổ sung,…

Dứt điểm tổ đỉa với Thuốc điều trị tổ đỉa kết hợp UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA Quân dân 102

Đối với bệnh lý da liễu như tổ đỉa, việc kết hợp đa dạng bài thuốc uống – bôi – ngâm rửa sẽ đem lại hiệu quả điều trị toàn diện, nhanh chóng nhờ khả năng tác động ba mặt cùng lúc.

Để giải quyết dứt điểm tình trạng dứt điểm bệnh lý tổ đỉa, Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 đã nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc thảo dược đặc trị tổ đỉa bằng YHCT.

Bài thuốc hoạt động theo nguyên lý bổ chính khu tà, có khả năng điều trị bệnh toàn diện từ gốc đến ngọn, nâng cao thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch để hạn chế bệnh tái phát.

Dựa trên cơ chế điều trị này, đội ngũ bác sĩ Quân dân 102 đã bào chế nên bài thuốc theo công thức hoàn hảo UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA giải quyết tổ đỉa toàn diện từ triệu chứng đến nguyên nhân. Trong đó, mỗi một dạng chế phẩm sẽ giải quyết một mục tiêu điều trị nhất định, gồm:

Liệu trình điều trị tổ đỉa UỐNG - BÔI - NGÂM RỬA Quân dân 102
Liệu trình điều trị tổ đỉa UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA Quân dân 102
  • Bài thuốc uống điều trị căn nguyên, cải thiện cơ địa

Thành phần thuốc: Kim ngân hoa, bồ công anh, hạ khô thảo, sinh địa, khổ sâm, đơn đỏ, phòng phong, thương nhĩ tử, hoàng kỳ,… cùng nhiều vị thuốc khác.

Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, mát gan, bổ thận, bổ phế, kiện tỳ vị, đào thải độc tố khỏi cơ thể, phục hồi và làm lành tổn thương da từ sâu bên trong. Đồng thời, bài thuốc còn xây dựng cơ chế dự phòng bệnh trở lại bằng cách cải thiện cơ địa, nâng cao hệ miễn dịch, tăng đề kháng.

  • Bài thuốc ngâm rửa

Thành phần thuốc: Lá trầu không, ô liên rô, bí đao, hoàng bá, diệp hạ châu,… cùng nhiều vị thuốc khác

Công dụng: Làm sạch da, sát khuẩn, loại bỏ vi khuẩn, nấm gây viêm da, kháng viêm, hạn chế tổn thương lan rộng, giảm nhanh triệu chứng bong tróc, ngứa ngáy trên da,… dưỡng ẩm, làm mềm da.

  • Thuốc bôi ngoài da

Thành phần thuốc: Ô liên rô, dâu tằm, khổ sâm, tinh chất nghệ, kim ngân hoa, diệp hạ châu,  thiên mã hồ… cùng nhiều vị thuốc khác.

Công dụng: Giảm viêm, giảm ngứa, làm lành tổn thương, liền sẹo, phục hồi và tái tạo vùng da bị viêm, giúp da mịn màng, khỏe mạnh.

Như vậy, với việc kết hợp đa dạng chế phẩm thuốc UỐNG – BÔI – NG M RỬA, người bệnh không chỉ được giải quyết dứt điểm triệu chứng tổ đỉa khởi phát trên da mà còn loại bỏ gốc bệnh, ngăn ngừa tái phát bệnh.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TỔ ĐỈA QUÂN DÂN 102 GIẢI QUYẾT BỆNH TỪ GỐC VỚI LIỆU TRÌNH UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA

Sau 1-3 tháng kiên trì áp dụng liệu trình thuốc như trên, bệnh nhân nhận thấy rõ thay đổi trên cơ thể qua từng giai đoạn:

  • Sau 7-10 ngày đầu tiên – Đẩy lùi triệu chứng tổ đỉa

Các triệu chứng viêm sưng, ngứa ngáy, khô tróc, sần sùi,… được đẩy lùi. Các độc tố được đào thải giúp da mịn màng trở lại.

  • Sau 1-3 tháng – Loại bỏ gốc bệnh, nâng cao đề kháng

Phục hồi chức năng tạng phủ, đặc biệt chức năng thải độc gan – thận, cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng bảo vệ da trước các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Đồng thời, sau điều trị, người bệnh nhận thấy cơ thể khỏe khoắn hơn, màu da hồng hào do khí huyết lưu thông tốt.

Để gia tăng hiệu quả điều trị, Quân dân 102 còn ứng dụng phương pháp Đông y có biện chứng trong thăm khám và đánh giá hiệu quả điều trị.

Toàn bộ liệu trình điều trị được kê đơn, chỉ định cho bệnh nhân dựa trên kết quả kiểm tra chi tiết đến tổng thể tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Như vậy, liệu trình thuốc có tính chính xác, độ tương thích cao với người bệnh, mang lại hiệu quả điều trị toàn diện, chính xác, tiết kiệm thời gian và công sức cho người bệnh.

VTV2 GIỚI THIỆU GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG ĐÔNG Y CÓ BIỆN CHỨNG

Theo đó, liệu trình bài thuốc điều trị tổ đỉa Quân dân 102 bao gồm 2 giai đoạn chính mang đến mục tiêu điều trị nhất định như sau:

Phác đồ điều trị tổ đỉa Quân dân 102 gồm 2 giai đoạn
Phác đồ điều trị tổ đỉa Quân dân 102 gồm 2 giai đoạn

Bài thuốc tổ đỉa Quân dân 102 có thành phần từ 100% thảo dược sạch tự nhiên, đã được phân tích dược tính, kiểm nghiệm độc tính kỹ lưỡng bằng YHHĐ trước khi điều trị cho bệnh nhân. Vì vậy, thuốc đảm bảo an toàn, lành tính, tương tác tốt trên mọi cơ địa bệnh nhân nhạy cảm như trẻ em, phụ nữ có thai, đang cho con bú,…

Trong suốt hơn 10 năm ứng dụng điều trị, bài thuốc tổ đỉa Quân dân 102 đã giúp cho HÀNG NGHÌN người bệnh trên mọi miền tổ quốc chữa thành công bệnh tổ đỉa. Hiệu của của phương pháp đã được kiểm chứng bởi những phản hồi, đánh giá trực tiếp của bệnh nhân sau điều trị:

Phản hồi của bệnh nhân điều trị tổ đỉa tại Quân dân 102
Phản hồi của bệnh nhân điều trị tổ đỉa tại Quân dân 102

[THỰC HƯ] HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TỔ ĐỈA QUÂN DÂN 102 CÓ TỐT NHƯ LỜI ĐỒN?

Liên hệ ngay với chuyên gia da liễu Quân dân 102 để nhận ngay tư vấn miễn phí giải pháp điều trị dứt điểm bệnh tổ đỉa với bài thuốc UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA:

Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc chữa bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa là một trong những bệnh da liễu có tính chất mãn tính, kéo dài dai dẳng và dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Bệnh nếu không được chăm sóc đúng cách và điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nặng nề như bội nhiễm, để lại thâm sẹo, lichen hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và chức năng thẩm mỹ.

Sử dụng các loại thuốc tây dạng bôi và dạng uống là một trong những phương pháp điều trị bệnh được nhiều người lựa chọn. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội của phương pháp này mang lại thì vẫn tiềm ẩn những hạn chế nhất định. Do đó, để đảm bảo an toàn cũng như hạn chế phát sinh rủi ro, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị khi chưa được bác sĩ chuyên khoa chỉ định, nhất là các nhóm thuốc đường uống.
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng và tần suất sử dụng thuốc. Không tự ý điều chỉnh liều lượng, đơn phương ngưng điều trị hoặc lạm dụng thuốc, đặc biệt là nhóm thuốc chứa corticoid đường uống và thuốc kháng sinh.
  • Trước khi sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da, bạn cần vệ sinh sạch vùng da bị bệnh. Đồng thời tránh che phủ, băng kín da trừ khi có hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Chủ động thông báo với bác sĩ chuyên khoa về tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đang dùng trong thời gian gần đây và tiền sử dị ứng thuốc. Từ đó giúp bác sĩ hiểu rõ hơn tình trạng bệnh và cân chỉnh các loại thuốc phù hợp.
  • Thông báo với bác sĩ điều trị khi nhận thấy các biểu hiện bất thường sau khi sử dụng thuốc.
  • Tránh chà xát, cào gãi và các tác động vật lý lên vùng da bị tổn thương. Điều này có thể gây trầy xước, lở loét tạo điều trị để vi khuẩn, nấm xâm nhập khiến tình trạng bệnh lý trở nên nặng nề hơn.
  • Vệ sinh da thường xuyên và đúng cách. Đồng thời hạn chế tiếp xúc với dị nguyên như hóa chất, lông động vật, phấn hoa, kim loại, côn trùng,…
  • Trong trường hợp các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề trong quá trình điều trị, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được điều chỉnh các loại thuốc điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý.
  • Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, thiết lập lối sống lành mạnh, khoa học giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch, từ đó chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả.

Trên đây là các loại thuốc trị tổ đỉa dạng đặc trị (kem bôi + uống) và một số lưu ý trong quá trình điều trị. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì phương pháp này vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Do đó, người bệnh cần chủ động điều trị sớm và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhằm hạn chế phát sinh rủi ro.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Muối có khả năng sát khuẩn, chống viêm và mau lành tổn thương trên da. Nhờ đó nó giúp các triệu chứng của bệnh tổ đỉa nhanh chóng được cải thiện.

Hướng dẫn chữa tổ đỉa bằng muối (muối biển dạng hạt)

Chữa tổ đỉa bằng muối biển dạng hạt là cách điều trị an toàn và được đánh giá cao về hiệu quả. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết một...

Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? – Chuyên gia giải đáp

Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Được biết, tổ đỉa là bệnh da liễu lành tính nhưng chưa có...

Lá trầu không cải thiện triệu chứng của bệnh tổ đỉa nhờ khả năng chống viêm và sát khuẩn

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không khỏi nhờ đúng cách

Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không là một trong những cách điều trị được đánh giá cao và áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, để chữa khỏi bệnh, bạn...

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh tổ đĩa ở tay

Bị tổ đỉa ở tay – Cách chăm sóc và thuốc chữa trị

Tổ đỉa là bệnh da liễu mãn tính và tái phát theo tính chu kỳ. Bệnh có thể bùng phát tại nhiều vị trí khác nhau, nhưng bị tổ đỉa...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn