Bệnh viêm họng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm họng hạt: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh viêm họng hạt: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Viêm họng hạt có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn với các triệu chứng sưng viêm, đau rát họng trầm trọng. Bệnh có thể dẫn tới rất nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm xoang, viêm tai giữa hay thậm chí là ung thư vòm họng nếu không nhanh chóng điều trị kịp thời.

Bệnh viêm họng hạt là gì?

Viêm họng hạt hay còn được gọi là viêm họng mạn tính quá phát, xuất hiện khi tình trạng nhiễm trùng trong niêm mạc họng diễn ra thường xuyên tại niêm mạc vùng hầu họng và amidan. Khi bị các vi khuẩn vi trùng tấn công quá mức khiến cho các tế bào lympho phải hoạt động quá mức, dần suy yếu dẫn đến sưng viêm mà phình to ra tạo thành các hạt trong niêm mạc họng.

viêm họng hạt
Viêm họng hạt là bệnh lý mãn tính do tình trạng nhiễm trùng niêm mạc họng kéo dài

Các hạt này thường có nhiều kích thước, có màu hồng đỏ, nổi cộm với tần suất khá dày. Dù không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng viêm họng hạt lại cản trở nhiều đến việc nuốt thức ăn hay nói chuyện. Người bệnh có xu hướng khó nuốt, dễ bị vướng nghẹn, thường xuyên khạc nhổ rất khó chịu.

Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính nhưng tỷ lệ cao là những người có sức đề kháng kém. Viêm họng hạt có thể xuất hiện một mình nhưng cũng có thể kèm theo một số bệnh lý hô hấp khác như khí phế quản, viêm mũi, viêm thanh quản hay viêm xoang..Cần phải nhanh chóng điều trị bệnh để tránh những biến chứng nguy hiểm hơn xuất hiện.

Nguyên nhân viêm họng hạt

Theo thống kê, hiện nay có đến 80% dân số đều gặp các vấn đề về họng, trong đó có 45% mắc chứng viêm họng hạt. Bệnh xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, chủ yếu liên quan đến sự tấn công của các loại vi khuẩn khiến các hạch bạch huyết bị suy yếu. Cần tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh để giúp việc điều trị dễ dàng hơn.

viêm họng hạt
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm họng hạt, chủ yếu liên quan đến các vấn đề nhiễm trùng

Các nguyên nhân chính gây viêm họng hạt bao gồm

  • Do vi khuẩn, virus: chủ yếu là liên quan đến các virus sởi, cúm, Adenovirus… hay các nhóm vi khuẩn như phế cầu, tự cầu, liên cầu,  trực khuẩn Klebs – Loeffler,  Haemophilus influenzae.. các vi khuẩn, virus này tấn công và là viêm nhiễm niêm mạc họng mạnh mẽ, nếu không điều trị triệt để sẽ vẫn tiếp tục sinh sản trong niêm mạc họng. Các hạch bạch huyết phải tăng sản lành tính để bảo vệ cổ họng và dẫn đến hình thành hạt trong cổ họng.
  • Biến chứng từ viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan: các bệnh lý này cũng liên quan rất nhiều đến các vi khuẩn và thường có yếu tố mãn tính cao. Các vi khuẩn, virus hay nấm men dần dần tấn công lên hầu họng và gây bệnh do tế bào lympho hoạt động quá mức.
  • Do một số bệnh lý: Một số bệnh lý thường gặp như trào ngược dạ dày, rối loạn dạ dày ruột hay suy gan cũng là nguyên nhân gây bệnh do các acid phá hủy lớp niêm mạc họng và tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus tấn công phát triển mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó một số bệnh lý tại mũi như tắt ngạt mũi mãn tính cũng có thể gây bệnh do mũi – miệng thông với nhau nên các dịch nhầy từ mũi có chứa vi khuẩn cũng có thể tràn xuống họng.
  • Do cơ địa: những người có cơ địa dễ dị ứng nhưng không có biện pháp bảo vệ hiệu quả khiến phù nề mũi, họng thường xuyên khiến thành họng dày lên và xuất hiện các hạt nhỏ.
  • Do môi trường sống: môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi, thuốc lá hay sự thay đổi thời tiết bất thường khiến cho các bệnh lý hô hấp như viêm họng, viêm, xoang lâu khỏi, lâu ngày cũng dẫn tới viêm nhiễm phù nề bên trong niêm mạc họng nặng nề hơn.
  • Do thói quen sống: thường xuyên uống nước đá, rượu bia, sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là hút thuốc lá cũng là yếu tố kích ứng bệnh rất cao, thường kéo dài rất khó điều trị. Những người ăn uống thiếu chất, có sức đề kháng kém không thể chống chọi với các yếu tố viêm nhiễm và kích ứng hình thành hạt của các hạch lympho.
  • Một số nguyên nhân khác: những người mắc các bệnh lý khác như HIV, giang mai, lao phổ, tiểu đường cũng có thể mắc bệnh do phải sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch thường xuyên khiến hệ miễn dịch trở nên bất thường. Những đối tượng này cũng thường gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.

Triệu chứng viêm họng hạt

Hầu hết người bệnh có thể thấy rõ các hạt đang nổi trong cổ họng khi há miệng và soi trong gương. Tuy nhiên trong giai đoạn cấp tính các hạt này có thể chưa có kích thước lớn, thường là các hạt nhỏ li ti sâu trong niêm mạc nên nhiều người chưa thể phát hiện. Bệnh nếu chuyển biến qua mãn tính sẽ rất khó điều trị.

viêm họng hạt
Các triệu chứng viêm họng hạt khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, khó chịu

Nhìn chung các dấu hiệu nhận biết bệnh bao gồm

  • Đau họng: đây là triệu chứng phổ biến mà hầu như ai cũng gặp phải nhưng dễ nhầm lẫn với accs dạng viêm họng thông thường. Mức độ đau họng có thể cao hơn, cổ họng rát và khô, đôi khi đau cả lúc nuốt thức ăn, nước bọt
  • Cổ họng ngứa, khô, rát: Người bệnh luôn cảm thấy ngứa bên trong cổ kèm theo cảm giác khô rát và thèm uống nước nhiều. Tuy nhiên kèm theo đó cũng có xu hướng khạc nhổ thường xuyên để giảm cảm giác ngứa rát nhưng càng làm tình trạng khô cổ khó chịu hơn.
  • Xuất hiện hạt trong hầu họng: đây là triệu chứng rõ ràng nhất cho thấy bạn đã bị viêm họng hạt, các hạt có kích thước khá đa dạng. Đôi khi có thể xuất hiện các hạt trắng sữa bám quanh niêm mạc họng, thường do liên quan đến liên cầu khuẩn hay trực khuẩn Klebs – Loeffler.
  • Vướng họng: do các hạt lớn nhỏ xuất hiện trong cổ họng làm cản trở việc nuốt thức ăn, người bệnh sẽ uống có cảm giác khó nuốt. Kể cả việc uống nước hay ăn các món loãng cũng có cảm giác vướng nghẹn ở cổ
  • Ho khan, ho có đờm: Trong giai đoạn này, các triệu chứng ho chỉ thoáng qua. Sau đó mức độ ho ngày càng tăng, xuất hiện ở đờm và khiến tình trạng khạc đờm, khô cổ xuất hiện nhiều hơn. Đờm thường có dạng đặc và dẻo, có mùi hôi rất khó chịu.
  • Hơi thở có mùi: Do các vi khuẩn tấn công mạnh mẽ trong họng cùng các mảng bám gây viêm nhiễm làm hơi thở có mùi.
  • Sốt cao, nổi hạch: Do sự hoạt động quá mức của các vi khuẩn khiến người bệnh có thể bị sốt cao, nổi hạch bạch huyết rõ ra ngoài, thường là xuất hiện dưới hàm hay ở cổ. Hạch sưng và có thể gây đau nhẹ khiến người bệnh khó chịu.
  • Buồn nôn: do sự nhạy cảm của cổ họng cùng với cảm giác khó nuốt khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn nôn, nhất là sau khi ăn.
  • Các triệu chứng khác: khàn giọng sau khi nói chuyện liên tục hay dùng nước đá, rối loạn giấc ngủ, giảm cân..

Bên cạnh đó, nếu quan sát họng trong gương bạn có thể thấy thành họng và lưỡi gà có xu hướng dày lên, đỏ hơn bình thường. Niêm mạc họng và amidan cũng sưng đỏ, có thể xuất hiện các chất nhầy bao quanh. Lưỡi có thể xuất hiện các đốm trắng li ti nhìn rất khó chịu.

Nếu phát hiện các triệu chứng này, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám kiểm tra và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Biến chứng của viêm họng hạt

Viêm họng hạt là bệnh lý có yếu tố mãn tính và rất thường xuyên tái phát. Nếu không có chế độ phòng tránh và điều trị phù hợp, nó có thể gây sốt cao đến 5- 6 đợt/ năm. Tình trạng ăn không ngon, chán ăn,k mất ngủ khiến cơ thể suy nhược nhanh chóng và gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, tinh thần của người bệnh.

viêm họng hạt
Những biến chứng của viêm họng hạt khiến sức khỏe suy giảm nghiêm trọng

Bệnh nếu không điều trị đúng cách còn gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như

  • Viêm họng teo do tuyến nhầy và nâng tân bị xơ hóa, eo họng có xu hướng mở rộng, niêm mạc họng trắng bệch, có bề mặt nhẵn và mỏng đi.
  • Thành họng hay amidan bị viêm tấy hoặc áp-xe
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính khác như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm khí quản…Trong một số trường hợp, bệnh còn có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như viêm cầu thận, viêm khớp hay thậm chí là viêm màng tim cực kỳ nguy hiểm
  • Tình trạng ho kéo dài có thể gây ho ra máu, thậm chí dẫn tới viêm phổi hay ung thư vòm họng

Thống kê cho thấy có tới ¹⁄3 người bệnh gặp các biến chứng do viêm họng hạt gây ra làm sức khỏe đi xuống, tuổi thọ cũng suy giảm đáng kể. Do đó người bệnh cần tiến hành thăm khám kiểm tra tại các bệnh viện tai mũi họng ngay khi phát hiện các triệu chứng sức khỏe bất thường trên.

Điều trị viêm họng hạt

Bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm chẩn đoán để kiểm tra nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị cho từng trường hợp. Việc điều trị sẽ thường kết hợp song song giữa các loại thuốc, giải quyết các nguyên nhân gây bệnh cùng thay đổi lối sinh hoạt khoa học hơn để phòng tránh nguy cơ tái phát.

Sử dụng thuốc Tây y

Tùy nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp, chủ yếu để cải thiện đau  rát họng, tiêu diệt bớt các vi khuẩn, virus và làm giảm khó chịu ở họng. Việc dùng thuốc chỉ được dùng trong thời gian ngắn vì có nhiều tác dụng phụ.

viêm họng hạt
Việc dùng các loại kháng sinh có thể ức chế loại bỏ một số vi khuẩn

Một số loại thuốc thường được chỉ định như

  • Thuốc kháng sinh: dùng cho những trường hợp có liên quan đến nhiễm khuẩn để tiêu diệt các vi khuẩn, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm nặng hơn. Thường dùng nhóm penicillin (penicillin V, ampicillin, amoxycillin.. ) hay cephalosporin để giảm tác dụng phụ. Tuy nhiên kháng sinh không có tác dụng với những trường hợp nhiễm virus
  • Thuốc kháng viêm: nhằm giảm sưng viêm, phù nề bên trong niêm mạc họng, nhờ đó cũng giảm đau rát họng đáng kể. Bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc phổ biến như  Ibuprofene, diclophenac…
  • Thuốc bôi/ chấm họng chứa Glycerin borat 3%: giúp giảm sưng viêm, giảm các hạt và sát khuẩn niêm mạc họng
  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Dùng khi có các triệu chứng sốt cao hay nổi hạch. Các loại thuốc thường dùng như aracetamol, aspirin…
  • Dùng nước súc miệng: thường chỉ định khí dung chứa hydrocortisone + kháng sinh hay các dung dịch kiềm để tăng khả năng sát khuẩn trong cổ họng
  • Một số loại thuốc khác: thuốc long đờm, thuốc ngậm cổ họng, thuốc chống phù nề,..

Bên cạnh đó, việc dùng thuốc còn phù thuộc vào các nguyên nhân gây bệnh là gì. Ví dụ có liên quan đến trào ngược dạ dày thì có thể bổ sung thêm các loại thuốc điều trị dạ dày hay nếu liên quan đến viêm xoang cũng được chỉ định thêm các dạng thuốc thông mũi. Điều trị triệt để các bệnh lý liên quan chính là yếu tố quan trọng để cải thiện bệnh nhanh chóng.

Việc dùng thuốc cần phải thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều hay lạm dụng thuốc vì kèm theo nhiều tác dụng phụ. Sau khi dùng thuốc người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế làm các công việc liên quan đến vận hành máy móc do những loại thuốc này đều gây ra tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi.

Điều trị bằng Đông y

Với các giai đoạn viêm họng hạt cấp tính, người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc Đông y để cải thiện bệnh mà không gây ra tác dụng phụ. Bên cạnh đó, bài thuốc từ y học cổ truyền với nguồn gốc thảo dược còn giúp người bệnh ăn ngon, ngủ ngon hơn từ đó hỗ trợ cải thiện sức khỏe và nhanh chóng hồi phục hơn.

Một số bài thuốc người bệnh có thể tham khảo sau

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị cam thảo và cát cánh mỗi thứ 4g; bạc hà 6g; Kinh giới, liên kiều, ngưu bàng tử, huyền sâm, sinh địa, cương tầm mỗi dược liệu dùng 12g; kim ngân 20g. Làm sạch rồi sắc dược liệu, dùng mỗi ngày 1 thang chia làm 2 lần. Uống khi bụng đói.
  • Bài thuốc 2: Kinh giới, cát cánh, tiền hồ, phục linh, chỉ xác, sài hồ, độc hoạt, phòng phong, khương hoạt, xuyên khung, cam thảo dược liệu dùng 12g. Làm sạch rồi sắc cùng 1,2 lít nước, đợi sôi rồi cho thêm 7 – 10 lá gừng tươi đã được thái mỏng cùng 10 lá bạc hà. Sắc thuốc trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 1 bát con thì dừng. Chia thuốc ra uống trong 5 lần trong ngày.
  • Bài thuốc 3: Sử dụng ngưu tất và tri mẫu mỗi vị 12g; Mạch môn đông 16g, Sinh địa 20g cùng Sinh thạch cao 24g. Sắc dược liệu cùng 1,5 lít nước đến khi cạn còn 150ml thì dừng. Chia thuốc ra dùng hết trong ngày.

Tuy nhiên chú ý hiệu quả bài thuốc này khá chậm nên chỉ phù hợp cho những trường hợp bệnh mãn tính. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh nên tìm đến các hiệu thuốc y học cổ truyền để được bắt bệnh và bốc thuốc phù hợp. Tuyệt đối không dùng chung thuốc Đông y và Tây y vì có thể gây ra tương tác thuốc.

Chữa viêm họng hạt bằng các phương pháp dân gian

Dân gian thường truyền nhau rất nhiều bài thuốc chữa viêm họng hạt từ những thảo dược quen thuộc nhưng có thể đem lại tác dụng cải thiện bệnh rất tốt. Tuy nhiên chú ý các bài thuốc nào chỉ giúp cải thiện và giảm các triệu chứng, không thể điều trị bệnh hoàn toàn nên vẫn cần kết hợp với phác đồ điều trị từ bác sĩ.

viêm họng hạt
Người bệnh có thể ngâm tỏi để diệt khuẩn họng đáng kể

Một số bài thuốc người bệnh có thể tham khảo như sau

  • Dùng tỏi: chất allicin trong tỏi là một loại kháng sinh tự nhiên cực mạnh có thể giúp tiêu diệt tối đa các vi khuẩn trong niêm mạc họng. Bạn có thể ngậm hay nhai tỏi trực tiếp hoặc ngâm tỏi với mật ong ăn hằng ngày.
  • Diếp cá: đây cũng là loại thảo dược có tính kháng khuẩn chống viêm tốt đồng thời giúp thanh lọc giải nhiệt và đào thảo độc tố ra khỏi cơ thể hiệu quả. Bạn chỉ cần xay hay giã lấy nước cốt diếp cá uống hằng ngày đều đem lại tác dụng cải thiện bệnh tuyệt vời.
  • Nước mật ong chanh: Mật ong có tính kháng khuẩn, làm dịu niêm mạc đang bị sưng viêm ngứa rát trong khi chanh cung cấp các vitamin C để tăng sức đề kháng. Bạn chỉ cần pha mật ong, chanh cùng nước ấm uống mỗi sáng cũng là cách để thanh lọc cơ thể rất tốt.
  • Dùng lá tía tô: Bên cạnh dùng cháo tía tô để giải cảm, hạ sốt bạn còn có thể dùng hạt tía tô rang khô nghiền thành bột để pha nước uống hằng ngày cũng giúp giảm các triệu chứng bệnh viêm họng hạt.

Chăm sóc tại nhà

Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng tại nhà cũng đóng vai trò vào tốc độ cải thiện bệnh rất nhiều cho những người bị viêm họng hạt. Dù dùng nhiều loại thuốc thế nào mà không có chế độ sinh hoạt phù hợp thì bệnh cũng rất khó khỏi. Do đó người bệnh cần trao đổi kỹ hơn với bác sĩ về vấn đề này để được hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà.

Một số vấn đề mà bạn cần chú ý như sau

  • Súc miệng bằng nước muối ấm hằng ngày vừa giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm sưng viêm và giảm hôi miệng
  • Ưu tiên uống nước ấm, ăn các món ấm
  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn
  • Nếu có dấu hiệu nổi hạch bên ngoài, bạn có thể chườm ấm để giảm sưng đau
  • Tắm nước ấm cũng là các lưu thông tuần hoàn máu ổn định và giúp cơ thể khỏe hơn, nhưng chú ý không nên tắm quá khuya
  • Ưu tiên ăn các món mềm lỏng, hạn chế nêm nếm quá nhiều gia vị để bớt cảm giác khó chịu khi nuốt
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là đạm và vitamin C để tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể mau chóng hồi phục nhất
  • Bổ sung đầy đủ lượng nước mỗi ngày để đào thải độc tố và giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động ổn định hơn.
  • Tránh xa những thực phẩm gây dị ứng hay thực phẩm cay nóng do có thể kích thức cổ họng sưng viêm và đau ngứa hơn
  • Thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và thông báo ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường.

Can thiệp ngoại khoa

Trong trường hợp các phương pháp trên không còn đem lại tác dụng, viêm họng hạt mãn tính lâu ngày không khỏi bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp can thiệp sâu. Với viêm họng hạt có thể chỉ định phẫu thuật đốt các hạt bên trong niêm mạc họng, tuy nhiên chủ yếu dùng với các hạt to.

viêm họng hạt
Đốt viêm họng hạt là phương pháp được chỉ định khi các phương pháp trên không còn đem lại tác dụng

Theo đó, bác sĩ có thể dùng các dụng cụ chuyên dụng hay ito lạnh, đốt điện hoặc đốt laser để loại bỏ các hạt bên trong họng. Nhờ đó giảm bớt tình trạng khó chịu, vướng víu khi nuốt. Tuy nhiên trong một số trường hợp việc đốt các hạt to có thể kích thích các hạt nhỏ phát triển hơn khiến bệnh nhanh chóng phát phát và trầm trọng hơn.

Ngoài ra sau khi đốt nếu không có chế độ chăm sóc phù hợp sẽ có nguy cơ viêm nhiễm rất cao khiến việc điều trị khó khăn và nguy hiểm hơn nhiều. Do đó nếu muốn thực hiện các phương pháp này bạn nên tìm đến các bệnh viện chuyên khoa thể đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.

Phòng tránh viêm họng hạt

Do bệnh viêm họng hạt rất thường dễ tái phát nên ngay cả sau khi điều trị bạn vẫn cần duy trì một lối sống lành mạnh để ngăn ngừa nguy cơ bệnh quay trở lại. Để phòng tránh bệnh hiệu quả bạn cần lưu ý các vấn đề sau

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày, đánh răng ngày 2-3 lần  và sử dụng thêm các loại nước súc miệng chuyên dùng hay có thể dùng nước muối sinh lý.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài để phòng tránh viêm nhiễm hay các tác nhân dị ứng
  • Giữ ấm cơ thể khi thay đổi thời tiết, nên mặc áo ấm kín cổ khi ra ngoài
  • Tránh tiếp xúc với các dị nguyên dị ứng như bụi bẩn, nấm mốc hay các thực phẩm gây dị ứng
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Điều trị triệt để các bệnh lý trước đó
  • Tránh xa thuốc lá, bia rượu và các chất kích thích vì vừa làm tăng nguy cơ viêm họng hạt vừa mắc rất nhiều bệnh lý khác
  • Nếu liên quan đến các yếu tố dị ứng quanh năm có thể dùng thêm các loại máy lọc không khí hay máy phun sương để loại bỏ các tác nhân dị ứng
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt là các thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng như các loại trái cây, rau củ..
  • Bổ sung đầy đủ lượng nước mỗi ngày, từ 2-2,5 lít nước, có thể kết hợp thêm với các loại nước trái cây hay nước ép rau củ để bổ sung vitamin và các khoáng chất.
  • Có thể thêm một số gia vị như gừng, nghệ hay tỏi thêm vào các món ăn hằng ngày
  • Tránh xa những thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh hay các thức ăn gây dị ứng.
  • Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức khỏe và cải thiện sức đề kháng.

Cần chú ý răng viêm họng hạt không thể tự khỏi nếu không điều trị. Do đó người bệnh cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để có hướng xử lý kịp thời, tránh những biến chứng khác làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mỗi ngày.

Cùng chuyên mục

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn