Đau dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Tiến sĩ – Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh: Chuyên gia YHCT hàng đầu trong lĩnh vực dạ dày – tiêu hóa

Mẹo chữa dạ dày bằng lá vú sữa dân gian hay dùng

6 Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ đơn giản hiệu quả nhất

5 Cách dùng tỏi chữa đau dạ dày không phải ai cũng biết

Nhất Nam Y Viện – Địa chỉ điều trị bệnh dạ dày TIN CẬY của người Việt – dành cho người Việt

Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong hay hơn uống thuốc

Những loại trái cây người đau dạ dày nên và không nên ăn

Bài thuốc từ cây xạ đen chữa đau dạ dày hiệu quả

Thực hư bột baking soda có chữa được đau dạ dày?

Tập yoga chữa đau dạ dày tại nhà không cần dùng thuốc

Ngoài lợi ích đối với xương khớp, tập yoga còn có tác dụng chữa đau dạ dày và cải thiện các chứng bệnh tiêu hóa thường gặp. Bộ môn này giúp giải phóng căng thẳng, điều hòa hoạt động tiêu hóa, qua đó cải thiện cơn đau ở vùng bụng trên cùng với một số triệu chứng đi kèm.

bài tập yoga chữa đau dạ dày hiệu quả
Tập yoga có thể giảm nhẹ bệnh đau dạ dày và một số vấn đề tiêu hóa thường gặp

Tập yoga chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

Yoga là bộ môn luyện tập có nguồn gốc từ Ấn Độ. Không giống với các bộ môn khác, yoga đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa thể xác và tinh thần vào cùng một thời điểm. Bên cạnh đó, người tập yoga buộc phải điều chỉnh hơi thở tùy theo động tác để cân bằng cơ thể, giảm căng thẳng và cải thiện sức dẻo dai.

Điểm khác biệt của yoga so với các bộ môn tập luyện khác là không chỉ cải thiện sức khỏe mà còn giúp khai tâm, giải phóng năng lượng tiêu cực, từ bỏ lối sống không lành mạnh và điều hòa chức năng các tạng của cơ thể. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, yoga được ứng dụng để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe thường gặp.

Yoga bao gồm nhiều động tác với mức độ khác nhau, phù hợp với mọi lứa tuổi, thể trạng, tình trạng sức khỏe và giới tính. Do đó, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn được các động tác phù hợp với hình thể và tình trạng sức khỏe. Theo các chuyên gia, tập yoga thường xuyên có thể cải thiện tần suất và mức độ đau dạ dày đáng kể.

bài tập yoga chữa đau dạ dày hiệu quả
Yoga là bộ môn tập luyện mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe

Nếu luyện tập thường xuyên, bộ môn này có thể mang đến nhiều lợi ích đối với cơ quan tiêu hóa như:

  • Giảm căng thẳng, stress: Stress là nguyên nhân gây đau dạ dày thường gặp ở người trẻ tuổi. Căng thẳng quá mức khiến hormone cortisol tăng lên, đồng thời gây rối loạn hệ thần kinh não – ruột. Các yếu tố này vừa làm suy giảm chất nhầy bảo vệ dạ dày vừa kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị quá mức. Kết quả là làm tăng mức độ và tần suất đau dạ dày cùng với các triệu chứng đi kèm khác. Tuy nhiên khi tập yoga thường xuyên, tình trạng căng thẳng thần kinh sẽ được cải thiện đáng kể. Qua đó giảm nhẹ mức độ đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua.
  • Giảm co bóp dạ dày quá mức: Tập yoga có khả năng điều hòa nhu động của các cơ quan tiêu hóa như dạ dày, ruột non và ruột già. Vì vậy, tập bộ môn này thường xuyên có thể giảm đau vùng thượng vị (bụng trên) do dạ dày co bóp quá mức. Ngoài ra, giảm co bóp dạ dày còn giúp hạn chế hiện tượng trào ngược và chứng ợ rõ rệt.
  • Điều hòa hoạt động sản xuất axit: Dạ dày tăng tiết axit là yếu tố trực tiếp làm tổn thương niêm mạc và gây bùng phát cơn đau ở vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn). Tuy nhiên, tập yoga đã được chứng minh có khả năng điều hòa hoạt động sản xuất axit và hỗ trợ hạn chế tình trạng dư thừa dịch vị đáng kể.
  • Tăng hoạt động tiêu hóa: Như đã đề cập, yoga giúp điều hòa nhu động các cơ quan tiêu hóa, bao gồm cả thực quản, dạ dày và đường ruột. Nhu động ổn định giúp các cơ quan tiêu hóa thức ăn nhanh chóng, thuận lợi, hạn chế tình trạng thức ăn ứ đọng gây đầy hơi, chướng bụng và đau dạ dày.
  • Kiểm soát cân nặng: Thống kê cho thấy, nguy cơ đau dạ dày và trào ngược thực quản tăng lên đáng kể ở những người bị thừa cân – béo phì. Do cân nặng vượt mức làm tăng áp lực lên ổ bụng dẫn đến rối loạn nhu động dạ dày và đường ruột. Tương tự như các bộ môn tập luyện khác, yoga có khả năng kiểm soát cân nặng, từ đó giảm nhẹ các triệu chứng đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa thường gặp.
  • Một số lợi ích khác: Ngoài lợi ích đối với các cơ quan tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng, tập yoga thường xuyên còn giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường hoạt động của não bộ, nâng cao sự dẻo dai của hệ thống xương khớp, phòng ngừa trầm cảm, rối loạn lo âu, làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ ung thư,…

Có thể thấy, yoga mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe và cơ quan tiêu hóa. Vì vậy, bạn có thể tập các động tác yoga để cải thiện thể trạng, hỗ trợ điều hòa hoạt động tiêu hóa và giảm nhẹ cơn đau dạ dày. Tuy nhiên cần lưu ý, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ, hoàn toàn không thể thay thế cho việc sử dụng thuốc và điều chỉnh lối sống.

Hướng dẫn 7 tư thế yoga chữa đau dạ dày tại nhà hiệu quả

Yoga là bộ môn tập luyện có số lượng động tác đa dạng với nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên để giảm nhanh cơn đau dạ dày, bạn nên lựa chọn các tư thế tác động đến nhu động dạ dày và đường ruột. Dưới đây là 7 động tác yoga trị đau dạ dày đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà:

1. Apanasana (Tư thế quỳ trước ngực)

Apanasana là một trong những động tác yoga kinh điển, dễ thực hiện và mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tư thế này tương đối thích hợp với nhiều đối tượng – kể cả những người mới bắt đầu luyện tập yoga.

Động tác Apanasana có tác dụng kéo giãn vùng cột sống dưới, tăng cường tuần hoàn máu và giảm đầy hơi rõ rệt. Trong quá trình thực hiện, lượng khí dư thừa trong dạ dày và đường ruột sẽ đẩy ra bên ngoài, giúp giảm nhanh cảm giác chướng bụng và khó tiêu. Tuy nhiên, tư thế Apanasana không thích hợp với phụ nữ mang thai, người bị thoát vị đĩa đệm và người vừa phẫu thuật vùng bụng.

bài tập yoga chữa đau dạ dày hiệu quả
Apanasana là một trong những bài tập yoga chữa đau dạ dày hiệu quả

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nằm trên mặt sàn, cơ thể thả lỏng
  • Sau đó, gập hai đầu gối đưa sát về phía ngực và thở ra
  • Mở rộng hai cánh tay ôm chặt lấy phần đầu gối và khoanh chặt tay sao cho đầu gối ép sát vào vùng ngực
  • Giữ nguyên tư thế trong vòng vài phút, trong thời gian này nên hít vào thở ra nhịp nhàng để điều hòa nhu động ruột và tăng cường tuần hoàn máu
  • Sau đó, thả lỏng tay chân và thở ra, thư giãn trong khoảng 1 phút
  • Tiếp tục lặp lại động tác ít nhất trong 6 lần để đảm bảo đẩy khí tích tụ trong dạ dày và đường ruột

Nếu bị đau vùng lưng dưới khi thực hiện động tác Apanasana, bạn nên đặt tấm khăn mỏng ở vị trí này. Để đạt hiệu quả tốt, nên thực hiện động tác này đều đặn hằng ngày trong thời gian dài.

2. Setu Bandha Sarvangasana (Bridge Pose/ Tư thế cây cầu)

Setu Bandha Sarvangasana (Tư thế cây cầu) là động tác yoga có tác dụng giảm đau dạ dày hiệu quả. Động tác này tương đối dễ thực hiện và thích hợp với nhiều đối tượng. Tư thế cây cầu tác động đến vùng cột sống, ổ bụng và bắp chân.

Tập luyện tư thế Setu Bandha Sarvangasana thường xuyên giúp đẩy khí thừa trong cơ quan tiêu hóa ra bên ngoài, đồng thời điều hòa hoạt động tiêu hóa và giảm đau nhức vùng lưng dưới. Ngoài ra, tư thế này còn thích hợp với người bị táo bón và ăn uống khó tiêu. Thực hiện tư thế cây cầy thường xuyên có thể giảm đau dạ dày cùng với một số triệu chứng đi kèm rõ rệt.

chữa bệnh đau dạ dày bằng yoga
Setu Bandha Sarvangasana (Tư thế cây cầu) giúp điều hòa hoạt động tiêu hóa và giảm đau vùng lưng dưới

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nằm thẳng trên sàn, cơ thể thả lỏng và thở nhịp nhàng
  • Sau đó mở rộng chân bằng vai, hai tay đặt sát mặt sàn bên cạnh cơ thể với lòng bàn tay hướng xuống dưới
  • Hít sâu và nâng phần lưng lên
  • Kế tiếp, đưa hai tay xuống phần lưng và nắm chặt vào nhau (vẫn đảm bảo cánh tay áp sát vào mặt sàn). Đồng thời nâng phần hông lên cao và co dần bàn chân về phía cơ thể sao cho đầu gội tạo thành 1 góc 90 độ
  • Siết chặt vùng cơ mông và hít thở sâu trong ít nhất 1 phút
  • Thở ra và trở lại tư thế ban đầu, lặp lại trong 5 – 10 lần

Không áp dụng tư thế Setu Bandha Sarvangasana cho người bị chấn thương vùng cổ hoặc mắc các bệnh lý về cột sống cổ. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng nên thận trọng khi thực hiện tư thế này.

3. Pawanmuktasana – Tư thế yoga giảm đau dạ dày

Pawanmuktasana còn được gọi là tư thế giải phóng khí với khả năng loại bỏ khí dư thừa ở dạ dày và đường ruột. Động tác này tác động trực tiếp đến toàn bộ cơ quan tiêu hóa và vùng lưng dưới.

Ngoài khả năng giảm đầy hơi và cải thiện đau dạ dày, tư thế Pawanmuktasana còn giúp giảm đau thắt lưng, táo bón. Hơn nữa, tư thế này còn kéo căng phần cơ bụng nhằm tăng tuần hoàn máu và thúc đẩy hoạt động của các cơ quan nội tạng. Đối với nữ giới, động tác Pawanmuktasana còn hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng vào những ngày “đèn đỏ”.

yoga chữa đau dạ dày
Tư thế Pawanmuktasana giúp đẩy khí thừa trong dạ dày và đường ruột ra bên ngoài

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nằm thẳng trên sàn, hai bàn chân song song, hai cánh tay thả lỏng và đặt cạnh cơ thể
  • Thở ra và hít vào, trong khi hít từ từ nâng hai bàn chân lên cao sao cho tạo thành 1 góc 90 độ so với mặt sàn
  • Kế tiếp, gập đầu gối và ép sát chân vào vùng ngực, giữ cho hai mắt chân trong của hai chân đặt gần nhau
  • Sau đó, choàng hai tay ôm lấy chân và gập cổ về phía trước, đặt cằm lên đầu gối và thở nhịp nhàng
  • Duy trì tư thế trong vài phút, sau đó thả lỏng và lặp lại vài lần

Tư thế Pawanmuktasana có cách thực hiện khá giống với Apanasana (Tư thế quỳ trước ngực) nhưng mức độ tác động sâu hơn. Vì vậy khi đã tập quen động tác Apanasana, bạn có thể chuyển sang tư thế này.

4. Balasana (Child’s Pose/ Tư thế em bé)

Balasana (Tư thế em bé) là một trong những động tác yoga quen thuộc và tương đối dễ thực hiện. Tư thế này thích hợp với người bị đau nhức lưng và có các vấn về tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, đau dạ dày, táo bón và tiêu hóa kém. Đối với cơ quan tiêu hóa, Balasana giúp điều hòa nhu động ruột, dạ dày, đồng thời đẩy khí dư thừa ra bên ngoài và giảm tình trạng bài tiết dịch vị quá mức.

Tư thế em bé tác động đến nhiều bộ phận trên cơ thể như lưng, bụng, hông, đùi và vùng vai. Hơn nữa, tư thế này rất dễ thực hiện, thích hợp với cả những người mới bắt đầu tập yoga.

tư thế yoga chữa đau dạ dày
Balasana (Tư thế em bé) có thể cải thiện các vấn đề về tiêu hóa như đau dạ dày, táo bón và tiêu hóa kém

Cách thực hiện tư thế Balasana:

  • Ngồi trên sàn bằng cách gập hai chân và ngồi lên phần gót chân, đảm bảo phần lưng phải vuông góc so với mặt sàn
  • Sau đó, mở rộng phần đầu gối và hông bằng vai, thở nhịp nhàng để điều hòa cơ thể
  • Tiếp đến, gấp phần người về phía trước, giữ nguyên phần hông, đùi và thở ra
  • Đưa hai tay lên cao qua đầu và úp lòng bàn tay xuống mặt sàn
  • Thả lỏng vai và gáy kết hợp thở nhịp nhàng trong vài phút
  • Để kết thúc tư thế Balasana, nên hít thở đều, thả lỏng các cơ quan và tư từ nâng phần thân lên

Tránh thực hiện tư thế em bé nếu bị chấn thương ở đầu gối, tiêu chảy, cao huyết áp và phụ nữ mang thai.

5. Paschimottanasana – Động tác yoga hỗ trợ giảm đau dạ dày

Paschimottanasana là động tác yoga có khả năng chữa đau dạ dày và giảm nhẹ các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Thực hiện tư thế này thường xuyên giúp giảm căng thẳng, điều hòa hoạt động co bóp và bài tiết dịch vị của dạ dày. Đồng thời kéo căng phần cột sống và cải thiện sức mạnh cơ bắp ở vùng hông, đùi.

tư thế yoga chữa đau dạ dày
Tư thế Paschimottanasana tác động đến cơ quan tiêu hóa, vùng hông và mông 

Hướng dẫn thực hiện:

  • Ngồi thẳng trên sàn, hai chân đưa thẳng và áp sát mặt sàn, hai tay thả lỏng theo chiều dọc của cơ thể
  • Đưa thẳng hai tay lên trên đầu, hít vào và cố gắng kéo giãn cột sống
  • Sau đó, thở ra, đồng thời cúi người về phía trước và vùng bàn tay nắm chặt lấy bàn chân
  • Chú ý kéo giãn phần cột sống ở vùng cổ và thở nhịp nhàng trong vài phút
  • Thư giãn và lặp lại tư thế trong vài lần

Không thực hiện tư thế Paschimottanasana nếu bị chấn thương ở vùng hông, mắt cá chân, vai và cánh tay.

6. Supta Matsyendrasana (Tư thế vặn cột sống)

Supta Matsyendrasana (Tư thế vặn cột sống) tác động trực tiếp đến vùng thắt lưng và các cơ quan tiêu hóa dưới. Dù không tác động đến dạ dày nhưng bằng cách điều hòa nhu động đường ruột, tư thế này có thể giảm nhẹ một số triệu chứng của bệnh đau dạ dày như chướng bụng, đầy hơi, ăn uống kém, buồn nôn và trớ thức ăn.

Tư thế vặn cột sống thích hợp thực hiện vào cuối buổi tập yoga vì cường độ nhẹ nhàng và dễ thực hiện. Supta Matsyendrasana được khuyến khích áp dụng cho người làm công việc văn phòng và những công việc đòi hỏi phải ngồi liên tục trong 1 thời gian dài.

các tư thế yoga chữa đau dạ dày
Supta Matsyendrasana (Tư thế vặn cột sống) có thể giảm đau dạ dày, đầy hơi và chướng bụng rõ rệt

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nằm ngửa trên mặt sàn, hai tay thả lỏng theo chiều dọc cơ thể và mở rộng chân sau cho hai bàn chân có chiều ngang bằng với phần vai
  • Ấn nhẹ vào bàn chân trái để nâng phần hông trái sang bên trái, thở ra và cong đầu gối bên phải và nghiêng về phía bên trái (đảm bảo phần hông phải được nhấc lên sàn hoàn toàn)
  • Mở rộng hai cánh tay sang hai bên, áp sát vào mặt sàn sao cho tạo thành 1 góc 90 độ so với phần thân của cơ thể. Giữ nguyên phần đầu và vùng cổ
  • Thực hiện tương tự với bên còn lại, nên thở nhịp nhàng trong quá trình thực hiện

7. Tư thế Ananda Balasana hỗ trợ giảm đau dạ dày

Ananda Balasana (Happy Baby Pose) là tư thế có khả năng giảm đau dạ dày và kéo căng vùng khớp háng, cơ vùng mông hiệu quả. Tuy nhiên, tư thế này chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai, người bị chấn thương vùng khớp háng và đầu gối.

Tư thế Ananda Balasana giúp điều hòa nhu động cơ quan tiêu hóa, làm dịu thần kinh và giải phóng căng thẳng. Động tác này thích hợp với người bị đau dạ dày do căng thẳng thần kinh quá mức. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện tư thế Ananda Balasana để cải thiện giấc ngủ, tránh tình trạng ngủ chập chờn, dễ tỉnh giấc.

các tư thế yoga chữa đau dạ dày
Ananda Balasana (Happy Baby Pose) thích hợp với người bị đau dạ dày do căng thẳng thần kinh quá mức

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nằm ngửa trên sàn, giữ vai, chân và tay thả lỏng
  • Sau đó thở ra, gập đầu gối vào bụng
  • Hít vào, dùng hai bàn tay nắm lấy bàn chân và từ từ mở rộng phần đầu gối rộng hơn thân mình và đưa đầu gối hướng về vùng dưới cánh tay
  • Sau đó, đặt khuỷu tay lên đầu gối, bắp chân và cần đảm bảo đầu gối tạo thành 1 góc 90 độ
  • Duy trì tư thế trong vài phút, sau đó thở nhịp nhàng và thư giãn cơ thể

Một số lưu ý khi tập yoga chữa đau dạ dày

Tập yoga chữa đau dạ dày là mẹo đơn giản, an toàn và có thể thực hiện ngay tại nhà. Bên cạnh lợi ích đối với hệ thống tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng, các động tác yoga còn giúp cải thiện độ dẻo dai của xương khớp, giảm căng thẳng, tăng chất lượng giấc ngủ,…

Tuy nhiên khi áp dụng mẹo chữa đau dạ dày bằng yoga, bạn nên lưu ý một số thông tin sau:

  • Tập yoga chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau dạ dày và một số triệu chứng đi kèm. Phương pháp này không thể thay thế hoàn toàn cho các phương pháp y tế. Vì vậy để điều trị bệnh triệt để, cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nên tập yoga 20 – 40 phút mỗi ngày hoặc ít nhất 3 buổi/ tuần để nhận thấy hiệu quả rõ rệt. Nếu luyện tập không thường xuyên, bộ môn này có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi.
  • Các vấn đề tiêu hóa nói chung và đau dạ dày nói riêng đều bị chi phối nhiều bởi lối sống. Chính vì vậy, bên cạnh tập yoga và sử dụng thuốc, nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt để hỗ trợ quá trình điều trị.
  • Tập yoga mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, một số động tác có thể gây ra tác dụng phụ cho phụ nữ mang thai, người có vấn đề về cột sống và chấn thương xương khớp. Vì vậy, nếu có các vấn đề sức khỏe đặc biệt, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
  • Hầu hết các động tác yoga trong bài viết đều có mức độ nhẹ và dễ thực hiện. Nếu bạn đã tập yoga một thời gian, có thể lựa chọn một số động tác phức tạp hơn. Tuy nhiên, cần thận trọng khi thực hiện các động tác này bởi nếu không thận trọng, cơ thể rất dễ bị chấn thương và bầm tím mô.
  • Không tập yoga khi vừa mới ăn no. Thời điểm luyện tập thích hợp nhất là vào sáng sớm và buổi tối sau khi ăn khoảng 3 giờ đồng hồ.

Tập yoga chữa đau dạ dày là phương pháp hỗ trợ bên cạnh sử dụng thuốc và điều chỉnh lối sống. Tuy nhiên, phương pháp này hoàn toàn không thể chữa trị đau dạ dày và các chứng bệnh tiêu hóa dứt điểm. Vì vậy, bạn đọc cần tránh tình trạng phụ thuộc quá mức.

5/5 - (2 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Tác hại của rượu bia đối với dạ dày bạn nên thận trọng

Dù có hương vị đặc trưng và được sử dụng phổ biến nhưng thức uống chứa cồn gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe. Trong đó phải kể...

Nhất Nam Bình Vị Khang - Giải pháp VÀNG cho bệnh nhân đau dạ dày

Nhất Nam Bình Vị Khang – Giải pháp VÀNG cho bệnh nhân đau dạ dày

Nhất Nam Bình Vị Khang là bài thuốc ĐỘC QUYỀN của Nhất Nam Y Viện kết hợp cùng Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc...

Hay bị đau dạ dày vào ban đêm: Nguyên nhân và cách xử lý

Bị đau dạ dày vào ban đêm là hệ quả do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học hoặc cũng có thể là dấu hiệu của một số...

Những loại trái cây người đau dạ dày nên và không nên ăn

Bị đau dạ dày nên ăn và kiêng loại trái cây (hoa quả) gì là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Bởi dù chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào...

Nhất Nam Y Viện - Địa chỉ điều trị bệnh dạ dày TIN CẬY của người Việt - dành cho người Việt

Nhất Nam Y Viện – Địa chỉ điều trị bệnh dạ dày TIN CẬY của người Việt – dành cho người Việt

Nhất Nam Y Viện được biết đến là địa chỉ khám và điều trị bệnh bằng y học cổ truyền có tiếng vang lớn trong nhiều năm qua. Đơn vị...

Mẹo chữa dạ dày bằng lá vú sữa dân gian hay dùng

Mẹo chữa dạ dày bằng lá vú sữa dân gian hay dùng

Chữa dạ dày bằng lá vú sữa là một trong những mẹo dân gian được áp dụng phổ biến trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh lý. Theo ghi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn