Đau dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Tiến sĩ – Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh: Chuyên gia YHCT hàng đầu trong lĩnh vực dạ dày – tiêu hóa

Mẹo chữa dạ dày bằng lá vú sữa dân gian hay dùng

6 Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ đơn giản hiệu quả nhất

5 Cách dùng tỏi chữa đau dạ dày không phải ai cũng biết

Nhất Nam Y Viện – Địa chỉ điều trị bệnh dạ dày TIN CẬY của người Việt – dành cho người Việt

Những loại trái cây người đau dạ dày nên và không nên ăn

Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong hay hơn uống thuốc

Chữa đau dạ dày viêm loét bằng nhụy hoa nghệ tây (saffron)

Bài thuốc chữa đau dạ dày từ hoa đu đủ đực

Mẹo xoa bóp bấm huyệt giảm đau dạ dày nhanh chóng

Bên cạnh sử dụng thuốc, xoa bóp bấm huyệt chữa đau dạ dày cũng là biện pháp được nhiều bệnh nhân áp dụng. Liệu pháp này sử dụng ngón tay và bàn tay tạo ra tác động cơ học nhằm thư giãn cơ trơn dạ dày, tăng tuần hoàn máu và hỗ trợ điều hòa hoạt động bài tiết dịch vị. 

xoa bóp bấm huyệt chữa đau dạ dày
Xoa bóp bấm huyệt chữa đau dạ dày là liệu pháp hỗ trợ được nhiều bệnh nhân thực hiện

Có nên chữa đau dạ dày bằng xoa bóp bấm huyệt?

Xoa bóp bấm huyệt là phương thức chữa bệnh có nguồn gốc từ y học cổ truyền. Phương pháp này sử dụng tác động vật lý từ ngón tay và bàn tay nhằm kích thích lên các huyệt vị, tăng cường tuần hoàn máu và cải thiện chuyển hóa dinh dưỡng tại cơ quan bị tổn thương. Hiện nay, hiệu quả của xoa bóp bấm huyệt đã được chứng minh qua phương diện khoa học và được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng.

Giảm đau dạ dày bằng xoa bóp bấm huyệt là mẹo trị bệnh đơn giản được nhiều bệnh nhân áp dụng. Theo quan niệm của y học cổ truyền, đau dạ dày (vị quản thống) là chứng bệnh do suy nghĩ lâu ngày, nóng giận, thói quen ăn uống xấu khiến chức năng tỳ vị và các tạng quan trọng suy giảm. Kết quả là gây ứ huyết và tích tụ khí trệ ở vị, dẫn đến buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày,…

Xoa bóp bấm huyệt chữa đau dạ dày là phương pháp hỗ trợ bên cạnh sử dụng thuốc. Liệu pháp này tận dụng tác động từ ngón tay, bàn tay,… nhằm thư giãn cơ dạ dày và đường ruột. Đồng thời tăng tuần hoàn máu đến cơ quan này, cải thiện chức năng tiêu hóa và phần nào kiểm soát cơn đau cùng với các triệu chứng đi kèm.

xoa bóp bấm huyệt chữa đau dạ dày
Xoa bóp bấm huyệt giúp giải phóng huyết ứ, khí trệ ở tỳ vị

Theo quan niệm của y học cổ truyền, xoa bóp bấm huyệt giúp giải phóng khí trệ, huyết ứ, điều hòa chức năng tỳ vị và giảm chứng quản vị thống rõ rệt. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp tăng hoạt động tiêu hóa của đường ruột, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng và ăn uống kém.

Hiện nay, nhiều bệnh nhân áp dụng cách chữa đau dạ dày bằng xoa bóp bấm huyệt bên cạnh các phương pháp y tế. Phương pháp này chủ yếu sử dụng tay để tạo ra tác động cơ học nên tương đối an toàn và có thể thực hiện ngay tại nhà.

Tuy nhiên, xoa bóp bấm huyệt chỉ mang lại hiệu quả tạm thời và hiệu quả kém hơn so với sử dụng thuốc. Chính vì vậy, bệnh nhân nên kết hợp phương pháp này cùng với các biện pháp điều trị khác. Tuyệt đối không phụ thuộc hoàn toàn vào liệu pháp xoa bóp bấm huyệt và các mẹo chữa dân gian.

Mẹo xoa bóp bấm huyệt giảm đau dạ dày tại nhà

Xoa bóp bấm huyệt giảm đau dạ dày là phương pháp khá đơn giản. Bệnh nhân có thể thực hiện ngay tại nhà để giảm nhẹ cơn đau và kiểm soát một số triệu chứng đi kèm như ợ hơi, ợ nóng, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa,…

1. Thao tác xoa bóp giảm đau dạ dày

Xoa bóp cần được thực hiện trước khi bấm huyệt. Mục đích của thao tác này là làm ấm tỳ vị, tăng tuần hoàn máu và thư giãn cơ trơn của các cơ quan tiêu hóa. Xoa bóp đúng cách có thể kiểm soát phần nào các triệu chứng đau dạ dày.

xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh đau dạ dày
Xoa bóp giúp tăng tuần hoàn máu và kích thích hoạt động của các cơ quan tiêu hóa

Cách xoa bóp chữa đau dạ dày tại nhà:

  • Xoa vuốt vùng bụng: Xoa vuốt vùng bụng được thực hiện bằng cách dùng gốc bàn tay xoay nhẹ theo hình xoắn ốc lên toàn bộ vùng bụng. Khi thực hiện, nên dùng lực nhẹ và di chuyển liên tục để để thúc đẩy tuần hoàn máu. Thao tác này có tác dụng tăng tuần hoàn máu, thư giãn cơ và giảm nhẹ cơn đau ở vùng thượng vị.
  • Xát vùng bụng: Xát là thao tác dùng gốc bàn tay chà xát lên vùng bụng với lực mạnh hơn so với xoa vuốt. Nên xát theo hướng ngang (trái – phải) và hướng thẳng (lên – xuống). Để giảm ma sát khi thực hiện thao tác này, nên dùng kèm với bột talc (phấn rôm). Xát vùng bụng tạo ra tác động mạnh hơn nhằm giảm đau, thông kinh lạc và kích thích hoạt động tiêu hóa.
  • Lăn bụng: Lăn bụng được thực hiện bằng cách dùng mô ngón út lăn lên vùng bụng dưới xương ức và trên rốn (vùng thượng vị) với lực vừa phải. Thao tác này tác động sâu vào tỳ vị với tác dụng chính là tăng cường lưu thông khí huyết, giải phóng huyết ứ và khí trệ.
  • Phát: Phát là thao tác tác động sâu đến tỳ vị và các cơ quan tiêu hóa. Thao tác này được thực hiện bằng cách khum nhẹ bàn tay sao cho lòng bàn tay lõm vào và các ngón tay khít chặt vào nhau. Sau đó, dùng bàn tay phát vào vùng bụng với lực vừa phải. Tác động cơ học từ thao tác này giúp làm mềm cơ, thông kinh lạc và giảm nhẹ các triệu chứng rõ rệt.

Nếu gặp khó khăn khi thực hiện các thao tác xoa bóp, bệnh nhân có thể massage vùng bụng với dầu nóng theo hình xoắn ốc hoặc theo chiều ngang – hướng dọc để tăng tuần hoàn máu. Dù không tác động sâu như các thao tác trên nhưng cách này có thể điều hòa hoạt động tiêu hóa và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.

2. Bấm huyệt chữa bệnh đau dạ dày

Sau khi xoa bóp, nên tiến hành bấm huyệt để giảm tình trạng dạ dày co bóp và tăng tiết dịch vị quá mức. Vùng da ở bên ngoài dạ dày tương đối mềm và gần với các tạng quan trọng. Do đó khi bấm huyệt, nên điều chỉnh lực vừa phải để tránh bầm tím mô và đau nhức.

Các huyệt vị có khả năng giảm đau dạ dày (vị quản thống):

– Bấm huyệt Trung quản giảm đau dạ dày:

Huyệt Trung quản ở trên rốn 4 thốn và nằm ở chính giữa bụng. Đây là vị trí của dạ dày cùng với một số cơ quan tiêu hóa khác. Khi day ấn, nên sử dụng lực vừa phải để tránh làm tăng mức độ của cơn đau. Tác động lên huyệt Trung quản có tác dụng hòa vị khí, hóa thấp trệ và lý trung tiêu. Từ đó giảm nhẹ chứng đau dạ dày, cải thiện tình trạng nôn mửa, ợ hơi, ợ chua, chướng bụng và ăn uống không tiêu.

– Tác động lên huyệt Túc tam lý:

Túc tam lý là huyệt vị có tác dụng điều hòa khí huyết, phù chính bồi nguyên, điều trung khí và lý tỳ vị. Huyệt vị này thường được ứng dụng trong xoa bóp bấm huyệt chữa các chứng bệnh thường gặp ở cơ quan tiêu hóa như đau dạ dày, trào ngược thực quản và rối loạn tiêu hóa.

Huyệt Túc tam lý nằm ở mặt cá chân ngoài đo lên khoảng 3 thốn. Sử dụng ngón tay ấn vuông góc lên huyệt vị với lực vừa phải. Sau đó, tăng dần lực đến khi có cảm giác tê tức thì duy trì thêm 30 – 60 giây.

– Bấm huyệt Tam âm giao trị đau dạ dày:

Huyệt Tam âm giao nằm ở mặt trong của bắp chân và nằm trên đỉnh cao nhất của mắt cá nhân 3 thốn. Huyệt vị này là nơi hội tụ của kinh, bao gồm Can, Thận và Tỳ. Day ấn huyệt có tác dụng kiện tỳ, bổ âm, điều huyết, thống khí trệ và sơ can. Bệnh nhân nên bấm huyệt trong 1 – 2 phút, sau đó thả lỏng 30 giây và lặp lại để giảm nhanh cơn đau dạ dày cùng với một số triệu chứng đi kèm khác.

chữa đau dạ dày bằng xoa bóp bấm huyệt
Huyệt Tam âm giao nằm ở mặt trong của bắp chân và nằm trên đỉnh cao nhất của mắt cá nhân 3 thốn 

– Day ấn huyệt Thiên xu:

Sau khi bấm huyệt Tam âm giao, bệnh nhân tiếp tục day ấn huyệt Thiên xu để giảm đau dạ dày và điều hòa hoạt động tiêu hóa. Huyệt Thiên xu nằm cách rốn 2 thốn đo ngang. Vì nằm ở vị trí khá nhạy cảm nên khi tác động vào huyệt, cần chú ý điều chỉnh lực vừa phải. Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không được tác động lên huyệt vị này vì có nguy cơ sảy thai và sinh non cao.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể tác động lên một số huyệt vị khác như huyệt Thái xung, huyệt Nội quản, huyệt Nhân trung,… để kiểm soát chứng vị quản thống. Trong trường hợp đau nhiều, nên cân nhắc đến các phòng khám Đông y để được kỹ thuật viên xoa bóp bấm huyệt. So với tự thực hiện tại nhà, bấm huyệt tại các cơ sở y tế mang lại hiệu quả cao và an toàn hơn.

Lưu ý khi chữa đau dạ dày bằng xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt trị đau dạ dày là liệu pháp tương đối an toàn và có thể thực hiện ngay tại nhà. Áp dụng liệu pháp này phần nào có thể giảm nhẹ mức độ cơn đau và hỗ trợ kiểm soát một số triệu chứng đi kèm. Đồng thời hạn chế nguy cơ phụ thuộc và lạm dụng thuốc quá mức.

xoa bóp bấm huyệt chữa đau dạ dày
Không áp dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa đau dạ dày cho phụ nữ mang thai

Tuy nhiên trước khi xoa bóp bấm huyệt giảm đau dạ dày, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

  • Phụ nữ mang thai, người có các bệnh lý nội khoa,… nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng mẹo xoa bóp bấm huyệt trị đau dạ dày.
  • Xoa bóp bấm huyệt chữa đau dạ dày chỉ là phương pháp hỗ trợ. Do đó, bệnh nhân nên kết hợp với sử dụng thuốc và điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt để đạt được kết quả điều trị tối ưu.
  • Không xoa bóp và bấm huyệt lên vùng da bị lở loét, nổi mụn nhọt, có vết thương hở hoặc đang bị tổn thương da do chàm, mề đay,… Tác động cơ học lên những vùng da này có thể khiến tổn thương da lan rộng, dễ chảy máu và có nguy cơ viêm nhiễm cao.
  • Nên cắt ngắn móng và rửa sạch tay với xà phòng trước xoa bóp bấm huyệt.
  • Khi bấm huyệt, nên chú ý điều chỉnh lực phù hợp với vị trí của từng huyệt vị. Dùng lực quá mạnh ở các huyệt vị nhạy cảm có thể gây bầm tím và tăng mức độ cơn đau.
  • Không xoa bóp bấm huyệt khi bụng đói, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ và tâm lý không ổn định. Dù không phổ biến nhưng đã có trường hợp bị hạ huyết áp đột ngột do thực hiện xoa bóp bấm huyệt trong những trường hợp kể trên.
  • Nên áp dụng liệu pháp xoa bóp bấm huyệt đều đặn 2 lần/ ngày để đạt hiệu quả như mong đợi. Thực hiện không đều hoặc thực hiện ít hơn 2 lần/ ngày có thể không mang lại cải thiện rõ rệt.

Xoa bóp bấm huyệt là mẹo chữa đau dạ dày đơn giản, có thể áp dụng ngay tại nhà. Vì vậy bên cạnh các phương pháp y tế, bệnh nhân có thể cân nhắc thực hiện để kiểm soát cơn đau và đẩy lùi một số triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên, cần lưu ý các vấn đề quan trọng khi áp dụng để tránh rủi ro và phản ứng bất lợi phát sinh trong quá trình thực hiện.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Người bị đau dạ dày có nên uống nước cam không?

Bị đau dạ dày có nên uống nước cam không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi thức uống này cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất nhưng...

Các nhóm thuốc gây hại cho dạ dày bạn nên tránh

Bên cạnh thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học, các vấn đề ở dạ dày còn là hệ quả do sử dụng thuốc. Dùng các loại thuốc...

Bị đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau không?

Bị đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau không?

"Bị đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau không?" là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi bên cạnh những lợi ích của các loại...

Bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?

Bị đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng được xem là yếu...

9 Loại thuốc tây chữa đau dạ dày nhanh, an toàn

9 Loại thuốc tây chữa đau dạ dày nhanh, an toàn

Các loại thuốc Tây chữa đau dạ dày không chỉ giúp kiểm soát cơn đau và những biểu hiện đi kèm mà còn làm giảm tiết dịch vị dư thừa,...

Tác hại của rượu bia đối với dạ dày bạn nên thận trọng

Dù có hương vị đặc trưng và được sử dụng phổ biến nhưng thức uống chứa cồn gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe. Trong đó phải kể...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn