Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì, có lây không? Cách trị

Viêm da cơ địa ở trẻ em: Hình ảnh nhận biết & chữa trị

Các loại kem đặc trị viêm da cơ địa của Nga tốt nhất

Dùng cây lược vàng chữa viêm da cơ địa và lưu ý

Các loại lá tắm chữa viêm da cơ địa hiệu quả – Dễ kiếm

Dùng lá bàng chữa viêm da cơ địa có khỏi không?

Trẻ bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì và nên bổ sung gì?

Dùng cây ngải dại chữa viêm da cơ địa rất nhanh khỏi

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Có biến chứng gì?

Thế nào là viêm da cơ địa đối xứng và cách điều trị?

Bệnh viêm da cơ địa chủ yếu do di truyền?

Viêm da cơ địa là bệnh da liễu có tính chất gia đình rõ rệt. Thống kê cho thấy, nguy cơ mắc bệnh lý này có thể tăng lên đến 80% nếu cả cha và mẹ đều mắc viêm da cơ địa hoặc các bệnh có cơ chế dị ứng. Để được giải đáp cụ thể thắc mắc Viêm da cơ địa có di truyền không?, bạn đọc có thể tham khảo thông tin trong bài viết sau.

viêm da cơ địa có di truyền không
Viêm da cơ địa có di truyền không?

Viêm da cơ địa có di truyền không?

Viêm da cơ địa (chàm thể tạng) là một dạng viêm da mãn tính đặc trưng bởi tình trạng da viêm đỏ, nổi mụn nước, rỉ dịch và phù nề. Sau một thời gian, tổn thương da dần khô lại, khô ráp, thâm nhiễm và nứt nẻ. Bệnh thường khởi phát trong những năm đầu đời (chủ yếu là ở trẻ từ 2 tháng – 2 tuổi). Trên thực tế, chàm thể tạng là thể lâm sàng thường gặp nhất của bệnh chàm (eczema).

Tương tự như các thể chàm khác, căn nguyên của viêm da cơ địa chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, cơ chế gây bệnh luôn có sự tham gia của thể địa dị ứng (cơ địa dị ứng) dưới sự kích hoạt của dị nguyên (yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể). Cơ địa có vai trò chính trong cơ chế bệnh sinh của viêm da cơ địa. Bởi thể địa dị ứng là yếu tố gây ra phản ứng đặc biệt của hệ miễn dịch đối với dị nguyên và kết quả là làm xuất hiện triệu chứng cơ năng, thực thể của bệnh.

Dù chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể nhưng qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy viêm da cơ địa là bệnh có tính chất gia đình (di truyền). Cụ thể, nguy cơ mắc bệnh có thể tăng lên đến 80% nếu cả cha và mẹ đều mắc viêm da cơ địa hoặc các bệnh có cơ chế dị ứng khác như hen phế quản, hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…

viêm da cơ địa có di truyền không
Viêm da cơ địa là bệnh da liễu có khả năng di truyền

Hơn nữa các chuyên gia nhận thấy, ở người bị viêm da cơ địa có sự xuất hiện các yếu tố bất thường trên nhiễm sắc thể. Điều này phần nào chứng minh được yếu tố di truyền (gen) có vai trò trong cơ chế bệnh sinh. Trong đó được chia thành 2 nhóm gen chính là gen liên quan đến chức năng bảo vệ da và các gen liên quan đến đáp ứng miễn dịch.

Ở những người không mang gen gây bệnh, dị nguyên rất hiếm khi xâm nhập vào cơ thể do hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh. Hơn nữa, hệ miễn dịch cũng không có phản ứng thái quá đối với các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Do đó ngay cả khi tiếp xúc với dị nguyên, cơ thể gần như không phát sinh triệu chứng hoặc chỉ viêm đỏ, kích ứng da nhẹ, có thể tự thuyên giảm sau vài ngày.

Trong khi đó, bệnh nhân bị chàm thể tạng có hàng rào da suy giảm do thiếu hụt loricrin và filaggrin (protein liên kết các tế bào thượng bì). Tình trạng này khiến da dễ mất nước, khô căng, hàng rào bảo vệ suy giảm và tạo điều kiện cho dị nguyên xâm nhập. Khi xâm nhập vào cơ thể, dị nguyên kích thích phản ứng đặc biệt của hệ miễn dịch. Kết quả là làm tăng IgE, kích thích tế bào Basophils hoặc tế bào Mastocytes giải phóng chất hoạt mạnh và gây tổn thương da điển hình.

Tuy nhiên, các triệu chứng của viêm da cơ địa chủ yếu bùng phát khi có các yếu tố nguy cơ như:

  • Dị ứng thức ăn (đậu nành, sữa, trứng, hải sản,…)
  • Phấn hoa, lông thú cưng
  • Thời tiết khô hanh
  • Tiếp xúc với chất tẩy, xà phòng có độ pH cao
  • Stress (căng thẳng)
  • Nhiễm trùng da do vi khuẩn, nấm hoặc viêm nhiễm đường hô hấp

Phòng ngừa viêm da cơ địa do di truyền

Viêm da cơ địa là bệnh da liễu mãn tính, dai dẳng và dễ tái phát. Do căn nguyên chưa rõ ràng và cơ chế bệnh sinh phức tạp nên điều trị bệnh lý này còn gặp nhiều bất lợi. Mặc dù được đánh giá là bệnh lành tính nhưng các triệu chứng của viêm da cơ địa gây ra không ít phiền toái khi sinh hoạt, học tập và lao động. Vì vậy, chủ động phòng ngừa bệnh lý này là điều hết sức cần thiết.

Như đã đề cập, viêm da cơ địa là bệnh có tính chất di truyền được quy định bởi nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, đây đều là những yếu tố không thể thay đổi. Do đó để phòng ngừa bệnh, cần cải thiện hàng rào bảo vệ da và hạn chế tối đa các dị nguyên có khả năng bùng phát bệnh.

1. Dưỡng ẩm – Cách phòng ngừa viêm da cơ địa hiệu quả

Dưỡng ẩm là biện pháp quan trọng đối với điều trị – phòng ngừa bệnh chàm thể tạng ở trẻ nhỏ và người lớn. Biện pháp này bao gồm sử dụng kem dưỡng và sữa tắm có bổ sung chất dưỡng ẩm nhằm phục hồi hàng rào bảo tự nhiên của da, giảm tình trạng da khô, ngứa và ngăn chặn sự xâm nhập của dị nguyên. Liệu pháp dưỡng ẩm được chỉ định trong tất cả các giai đoạn của viêm da cơ địa – kể cả giai đoạn da không có biểu hiện bệnh.

Bằng cách phục hồi hàng rào tự nhiên, liệu pháp này có thể bảo vệ da khỏi sự xâm nhập của dị nguyên. Từ đó giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế tần suất bệnh tái phát. Trên thực tế, liệu pháp dưỡng ẩm đã được áp dụng để dự phòng viêm da cơ địa cho các trẻ sơ sinh có nguy cơ cao (cả ba và mẹ đều mang gen gây bệnh).

viêm da cơ địa có di truyền không
Dưỡng ẩm thường xuyên có thể phục hồi hàng rào bảo vệ da và phòng ngừa viêm da cơ địa hiệu quả

Nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng là trẻ sơ sinh từ 1 – 7 ngày tuổi. Trẻ được sử dụng kem dưỡng ẩm đều đặn 2 lần/ ngày trong vòng 24 tháng và được theo dõi định kỳ ở các tháng 1, 6, 12 và 24. Sau 24 tháng, chỉ có khoảng 5% trẻ khởi phát viêm da cơ địa. Trong khi đó, tỷ lệ thông thường dao động từ 50 – 70%. Điều này có thể chứng minh được hiệu quả phòng ngừa viêm da cơ địa của liệu pháp dưỡng ẩm.

Do đó nếu nhận thấy trẻ có nguy cơ cao bị bệnh viêm da cơ địa, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể về việc áp dụng liệu pháp dưỡng ẩm. Bởi trẻ sơ sinh có làn da rất nhạy cảm và dễ kích ứng nếu không sử dụng sữa tắm, kem dưỡng ẩm có công thức nhẹ dịu, an toàn.

2. Cách ly với các yếu tố bùng phát bệnh

Như đã đề cập, cơ chế bệnh sinh của viêm da cơ địa có sự tham gia của dị nguyên. Đây là yếu tố trực tiếp kích thích phản ứng đặc biệt của hệ miễn dịch và làm bùng phát các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, một số dị nguyên không có vai trò khởi phát bệnh nhưng có khả năng khiến bệnh chuyển biến nặng và tiến triển dai dẳng hơn.

viêm da cơ địa có di truyền không
Cách ly với dị nguyên là biện pháp phòng ngừa viêm da cơ địa hiệu quả

Vì vậy để phòng ngừa viêm da cơ địa do di truyền, cần hạn chế các yếu tố kích thích sau:

  • Tránh thói quen cào gãi, chà xát, tỳ đè và ma sát quá mức. Dù không phải là yếu tố trực tiếp nhưng tác động cơ học khiến tổn thương da viêm đỏ nặng, thâm nhiễm, nổi cộm và ngứa ngáy nhiều.
  • Stress là yếu tố làm tăng mức độ dai dẳng của viêm da cơ địa. Do đó, nên giữ tâm lý thoải mái, lạc quan, tránh lo âu và căng thẳng quá mức.
  • Vào thời tiết khô hanh, da dễ mất nước, khô ráp và bong tróc mạnh. Đây là điều kiện để dị nguyên xâm nhập và kích thích bệnh bùng phát. Vì vậy trong thời gian này, nên tăng cường dưỡng ẩm (tần suất 3 – 5 lần/ ngày) để bảo vệ da và giảm nguy cơ bùng phát bệnh.
  • Người bị viêm da cơ địa cần kiêng sử dụng xà phòng và các chất tẩy có độ pH cao. Các sản phẩm có khả năng làm sạch tốt nhưng dễ phá hủy màng lipid tự nhiên của da. Kết quả là khiến chức năng bảo vệ da suy giảm, da khô, nứt nẻ và dễ bị dị nguyên xâm nhập.
  • Dị ứng thức ăn là yếu tố thường gặp gây bùng phát viêm da cơ địa (đặc biệt là ở trẻ em). Với trẻ em, dị ứng thường xảy ra khi sử dụng trứng, sữa bò, lúa mì, cá, đậu phộng và đậu nành. Trong khi đó, người lớn chủ yếu dị ứng hải sản và đậu phộng.
  • Viêm da cơ địa có liên hệ mật thiết với hen suyễn và viêm mũi dị ứng. Do đó, các dị nguyên qua đường không khí như phấn hoa, mạt nhà, bụi bẩn, lông thú cưng, chất len dạ,… đều có vai trò bùng phát bệnh.
  • Ngoài ra, cần tránh nước hoa, mỹ phẩm, dung môi, sơn,…

Thực tế, viêm da cơ địa là bệnh da liễu có cơ chế rất phức tạp. Các biện pháp phòng ngừa trên chỉ có thể giảm nguy cơ bệnh bùng phát và hạn chế tần suất – mức độ tái phát của bệnh. Hiện tại, không có phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh lý này hoàn toàn.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Viêm da cơ địa có di truyền không?” và hướng dẫn một số biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Nếu nhận thấy có nguy cơ cao mắc bệnh lý này, nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể kế hoạch chăm sóc và điều trị dự phòng.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Viêm da cơ địa mãn tính – Hay tái phát phải làm sao?

Viêm da cơ địa mãn tính là bệnh da liễu có đặc tính dai dẳng và dễ tái phát. Do đó, dù có tính chất lành tính nhưng bệnh lý...

Bà bầu bị viêm da cơ địa - Cách chăm sóc, điều trị

Bà bầu bị viêm da cơ địa – Cách chăm sóc, điều trị

Bà bầu bị viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý thường gặp trong thời kỳ mang thai, nhất là những đối tượng có làn da nhạy cảm....

Cách trị viêm da cơ địa bằng lá ổi nhiều người áp dụng

Chữa viêm da cơ địa bằng lá ổi là mẹo trị bệnh được nhiều người ưu tiên áp dụng tại nhà với các ưu điểm như lành tính, ít tác...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn