Cách dùng quả gấc chữa viêm mũi dị ứng bạn nên thử

Bị viêm mũi dị ứng có nên rửa mũi không?

Bị viêm mũi dị ứng có nên uống kháng sinh không?

Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang tránh nhầm lẫn

Bị viêm mũi dị ứng lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?

8 Bài thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và chữa trị

Viêm mũi dị ứng mãn tính là gì? Có chữa khỏi được không?

Phụ nữ cho con bú bị viêm mũi dị ứng phải làm thế nào?

Phụ nữ cho con bú có thể bị viêm mũi dị ứng do ảnh hưởng của rối loạn nội tiết, hệ miễn dịch suy giảm, cơ địa nhạy cảm,… Tuy nhiên, sử dụng các loại thuốc điều trị trong thời gian này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó để đảm bảo an toàn, mẹ bỉm nên áp dụng các biện pháp không dùng thuốc. 

Phụ nữ cho con bú bị viêm mũi dị ứng
Phụ nữ cho con bú bị viêm mũi dị ứng phải làm thế nào để cải thiện?

Nhận biết viêm mũi dị ứng ở phụ nữ cho con bú

Viêm mũi dị ứng là bệnh hô hấp phổ biến (chiếm 32%) trong tổng số các ca mắc các bệnh tai mũi họng. Khác với các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp, viêm mũi dị ứng xảy ra do cơ thể dị ứng với các dị nguyên có trong không khí và không gian sống như bào tử nấm mốc, mạt bụi, gián, bọ, ve, hơi hóa chất, khói thuốc,… Cơ chế bệnh sinh hoàn toàn không có sự tham gia của các tác nhân nhiễm trùng (vi khuẩn, virus,…).

Khi tiếp xúc với những chất dị ứng, hệ miễn dịch sẽ sản sinh kháng thể (IgE), sau đó hoạt hóa các thành phần trung gian hóa học và giải phóng các chất gây viêm vào niêm mạc mũi. Kết quả là mũi phù nề, sưng viêm và tăng tiết dịch.

Phụ nữ cho con bú bị viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng sau sinh thường gây ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa cổ họng,…

Tương tự như ở những đối tượng khác, viêm mũi dị ứng ở phụ nữ đang cho con bú có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Thường xảy ra đột ngột khi bắt đầu mùa lạnh – nhất là trong thời điểm chuyển mùa
  • Có cảm giác cay ở sống mũi, sau đó hắt hơi liên tục
  • Đỏ mắt, cay mắt và chảy nước mắt
  • Sổ mũi, nước mũi trong suốt và lỏng như nước lã
  • Đôi khi có cảm giác rát bỏng ở vòm họng và kết mạc
  • Ngứa mũi, cổ họng và có thể bị ho khan

Phụ nữ cho con bú thường có nội tiết tố không ổn định và sức khỏe chưa phục hồi hoàn toàn sau khi sinh nở. Chính vì vậy, các triệu chứng của viêm mũi dị ứng có thể xảy ra với tần suất dày đặc và mức độ nặng hơn. Nếu không có biện pháp xử lý, bệnh có thể tiến triển dai dẳng gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mẹ bỉm.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng sau sinh

Viêm mũi dị ứng sau khi sinh thường xảy ra ở những mẹ bỉm có cơ địa dị ứng. Tuy nhiên, các triệu chứng chỉ bùng phát khi tiếp xúc với các chất kích thích như bụi, phấn hoa, khói thuốc, lông thú nuôi, bào tử nấm mốc,… Ngoài ra, nguy cơ bùng phát viêm mũi dị ứng ở phụ nữ cho con bú cũng có thể tăng lên nếu có thêm một số yếu tố thuận lợi.

viêm mũi dị ứng sau sinh
Tiếp xúc với phấn hoa và các dị nguyên trong không khí là nguyên nhân trực tiếp làm bùng phát viêm mũi dị ứng sau sinh

Một số nguyên nhân và yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ bị viêm mũi dị ứng ở phụ nữ sau sinh:

  • Thể địa dị ứng
  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc các bệnh lý có cơ chế dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, viêm kết mạc dị ứng
  • Hệ miễn dịch suy yếu do ảnh hưởng của quá trình sinh nở và áp lực từ việc chăm sóc con cái
  • Sinh sống trong môi trường ô nhiễm hoặc xung quanh không gian sống có nhiều phấn hoa
  • Thời tiết lạnh, khô hanh
  • Nội tiết tố bất ổn (thường xảy ra trong 6 tháng sau khi sinh)

Viêm mũi dị ứng chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ sau khi sinh khoảng 5 – 6 tháng đầu. Sau thời gian này, nội tiết tố và sức khỏe sẽ được phục hồi đáng kể. Chính vì vậy, các triệu chứng của bệnh sẽ có xu hướng thuyên giảm dần theo thời gian.

Phụ nữ sau sinh bị viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?

Thực tế, viêm mũi dị ứng và các bệnh lý có cơ chế dị ứng khác đều lành tính và hiếm khi đe dọa trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh có thể khiến phụ nữ sau khi sinh mất ngủ, mệt mỏi, lờ đờ, giảm trí nhớ,… Tình trạng này khiến sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng, từ đó gián tiếp đến nguồn sữa và sự phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

viêm mũi dị ứng sau sinh
Bệnh viêm mũi dị ứng sau sinh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và bé

Một số ảnh hưởng của bệnh viêm mũi dị ứng ở phụ nữ sau khi sinh:

  • Viêm mũi dị ứng bội nhiễm
  • Viêm mũi dị ứng kéo dài làm tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng và hô hấp khác như viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm họng, viêm tai giữa,…
  • Viêm mũi dị ứng tiến triển dai dẳng có thể gây polyp mũi (u lành tính)
  • Sức khỏe suy giảm, uể oải, giảm trí nhớ và chất lượng giấc ngủ
  • Ảnh hưởng đến nguồn sữa và gián tiếp tác động đến sự phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Dù được đánh giá lành tính nhưng viêm mũi dị ứng ở phụ nữ sau sinh có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và bé. Do đó ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, nên chủ động thực hiện một số biện pháp cải thiện để kiểm soát triệu chứng và giảm ảnh hưởng của bệnh lên chất lượng cuộc sống.

Cách xử lý viêm mũi dị ứng sau khi sinh an toàn

Đối với phụ nữ đang cho con bú, sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Chính vì vậy để đảm bảo an toàn, nên ưu tiên thực hiện các biện pháp không dùng thuốc. Trong trường hợp triệu chứng nặng, có thể sử dụng một số loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Các biện pháp xử lý viêm mũi dị ứng an toàn với phụ nữ sau khi sinh:

1. Cách ly với dị nguyên

Cách ly với dị nguyên là biện pháp an toàn và có hiệu quả nhất trong điều trị viêm mũi dị ứng cho phụ nữ sau khi sinh. Như đã biết, bệnh lý này chỉ bùng phát khi tiếp xúc với các chất dị ứng (nấm mốc, mạt bụi, phấn hoa, lông thú nuôi,…). Do đó khi hạn chế tiếp xúc với những yếu tố này, triệu chứng sẽ thuyên giảm dần cả về mức độ và tần suất.

sau sinh bị viêm mũi dị ứng
Nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên để hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên

Phụ nữ cho con bú bị viêm mũi dị ứng cần cách ly với những dị nguyên sau:

  • Không tiếp xúc với phấn hoa và tránh trồng các loại cây có hoa bên trong, xung quanh nhà. Có thể nói, phấn hoa được xem là dị nguyên thường gặp nhất đối với viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng và hen phế quản.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để làm sạch bụi bẩn, rệp, gián, bọ và ngăn sự phát triển của bào tử nấm mốc. Đối với những bề mặt bằng vải (mền, vỏ gối, sofa,…), nên giặt định kỳ 1 lần/ tuần và thường xuyên sử dụng máy hút bụi chuyên dụng để làm sạch bụi vải.
  • Trong trường hợp sinh sống trong môi trường ô nhiễm, nên cân nhắc sử dụng thiết bị lọc không khí. Hoặc có thể trồng thêm các loại cây không có hoa để giảm nồng độ bụi bẩn và mang đến không khí trong lành hơn.
  • Không nên nuôi thú cưng và tránh tiếp xúc với các loại thú nuôi có lông cho chó, mèo, thỏ,…
  • Đeo khẩu trang khi di chuyển và hoạt động ngoài trời. Vào thời tiết khô hanh, nên giữ ấm cơ thể và mặc quần áo dài tay để hạn chế tiếp xúc với dị nguyên có trong không khí.
  • Viêm mũi dị ứng chủ yếu bùng phát khi tiếp xúc với các chất dị ứng có trong không khí. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh có thể chuyển biến nặng hơn khi có các dị nguyên như thuốc, thức ăn, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh,… Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú cũng nên hạn chế những dị nguyên này.

2. Vệ sinh và chăm sóc vùng mũi

Bên cạnh cách ly và hạn chế tiếp xúc với dị nguyên, phụ nữ đang cho con bú cũng có thể cải thiện triệu chứng của viêm mũi dị ứng bằng cách chăm sóc vùng mũi đúng cách. Biện pháp này có thể làm dịu cảm giác ngứa mũi, nghẹt mũi, đồng thời tăng đào thải dịch tiết và ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm. Đối với những trường hợp nhẹ, hơn 80% triệu chứng có thể thuyên giảm nếu chăm sóc mũi đúng cách.

sau sinh bị viêm mũi dị ứng
Rửa mũi với nước muối thường xuyên giúp làm dịu cảm giác ngứa và phù nề ở khoang mũi

Cách chăm sóc mũi cho phụ nữ sau khi sinh bị viêm mũi dị ứng:

  • Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước biển sâu rửa mũi hằng ngày. Nước muối có tác dụng rửa sạch dịch tiết hô hấp cùng với bụi bẩn và các chất dị ứng tích tụ trong khoang mũi. Đồng thời giúp làm dịu niêm mạc, giảm phù nề và ngứa ngáy.
  • Có thể xông mũi 2 – 3 lần/ tuần bằng nước đun sôi + 1 ít muối biển. Hơi nước ấm sẽ giúp làm loãng dịch tiết, từ đó tăng dẫn lưu và loại bỏ hoàn toàn dịch ứ đọng trong niêm mạc hô hấp.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm vào thời tiết khô hanh để làm ẩm và giảm kích thích lên niêm mạc hô hấp. Biện pháp này có thể cải thiện một số triệu chứng của bệnh như khô mũi, chảy nước mũi nhiều, ngứa mũi và nghẹt mũi. Để tăng hiệu quả, có thể thêm vào 1 ít tinh dầu bạc hà hoặc vỏ cam.

3. Áp dụng một số mẹo dân gian

Nếu mũi ngứa và tiết dịch nhiều, có thể kết hợp vệ sinh mũi với một số mẹo dân gian. Hầu hết các mẹo chữa theo kinh nghiệm dân gian đều sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên có độ an toàn cao. Vì vậy, phụ nữ cho con bú có thể an tâm áp dụng để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.

sau sinh bị viêm mũi dị ứng
Mẹ bỉm có thể uống trà bạc hà để cải thiện một số triệu chứng khó chịu do viêm mũi dị ứng gây ra

Các mẹo dân gian chữa viêm mũi dị ứng an toàn với phụ nữ cho con bú:

  • Xông mũi bằng lá trầu không: Tinh dầu từ lá trầu không có khả năng tiêu diệt nấm mốc, virus và vi khuẩn, đồng thời có đặc tính tiêu viêm và chống ngứa. Vì vậy, phụ nữ sau khi sinh bị viêm mũi dị ứng có thể dùng lá trầu đun nước xông mũi từ 2 – 3 lần/ tuần để cải thiện các triệu chứng khó chịu.
  • Uống trà bạc hà: Ngoài các triệu chứng ở mũi, một số người còn có thể bị ngứa cổ họng và ho khan. Trong trường hơp này, mẹ bỉm có thể dùng 1 tách trà bạc hà ấm để giảm ngứa và làm dịu cổ họng. Bên cạnh đó, tinh dầu từ thảo dược này còn mang lại cảm giác thư thái và thoải mái, giúp mẹ bỉm giảm cảm giác uể oải và mệt mỏi do viêm mũi dị ứng kéo dài.
  • Sử dụng tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm mạnh. Ngoài ra, các hợp chất chống oxy hóa trong tinh dầu tràm còn có khả năng chống viêm và giảm phù nề. Do đó, mẹ bỉm có thể thêm tinh dầu tràm vào nước xông mũi để gia tăng hiệu quả điều trị.

Ngoài các mẹo chữa trên, phụ nữ cho con bú bị viêm mũi dị ứng cũng có thể tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên khác như ngải cứu, gừng tươi, nghệ, lá lốt,… để giảm nghẹt và ngứa mũi.

4. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn

Trên thực tế, các triệu chứng của viêm mũi dị ứng có thể không thuyên giảm hoàn toàn khi áp dụng các biện pháp không dùng thuốc. Do đó nếu cần thiết, mẹ bỉm nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn loại thuốc an toàn.

Để giảm tác dụng phụ lên trẻ bú mẹ, bác sĩ thường ưu tiên chỉ định các loại thuốc tại chỗ như thuốc co mạch (thuốc chống xung huyết), kháng sinh dạng nhỏ mũi, corticoid dạng xịt,… Các loại thuốc này ít hấp thu vào máu và hầu như không gây ra tác dụng toàn thân nếu sử dụng đúng liều lượng.

Tuy nhiên, trong trường hợp lạm dụng quá mức, lượng thuốc được hấp thu vào máu có thể tăng lên đáng kể dẫn đến các triệu chứng toàn thân. Vì vậy để đảm bảo an toàn, cần dùng sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Với những trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc uống và yêu cầu mẹ ngưng cho bé bú trong thời gian điều trị.

Viêm mũi dị ứng ở phụ nữ cho con bú gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe của mẹ và gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Do đó, mẹ bỉm nên chủ động thực hiện các biện pháp cải thiện để kiểm soát triệu chứng và tiến triển của bệnh. Trong trường hợp cần thiết, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn các phương pháp điều trị an toàn.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Bên cạnh điều trị y tế, phụ huynh cần lên kế hoạch chăm sóc trẻ bị viêm mũi dị ứng đúng cách. Chế độ chăm sóc có vai trò hỗ...

Biến chứng viêm mũi dị ứng

Biến chứng viêm mũi dị ứng chớ nên xem thường

Viêm mũi dị ứng là một loại viêm mũi xảy ra phổ biến ở con người. Tùy theo cơ địa của từng người và nguyên nhân gây ra mà mức...

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?

"Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?" là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là một trong những bệnh lý liên...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn