Đau dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Tiến sĩ – Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh: Chuyên gia YHCT hàng đầu trong lĩnh vực dạ dày – tiêu hóa

Mẹo chữa dạ dày bằng lá vú sữa dân gian hay dùng

6 Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ đơn giản hiệu quả nhất

5 Cách dùng tỏi chữa đau dạ dày không phải ai cũng biết

Nhất Nam Y Viện – Địa chỉ điều trị bệnh dạ dày TIN CẬY của người Việt – dành cho người Việt

Những loại trái cây người đau dạ dày nên và không nên ăn

Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong hay hơn uống thuốc

Chữa đau dạ dày viêm loét bằng nhụy hoa nghệ tây (saffron)

Bài thuốc chữa đau dạ dày từ hoa đu đủ đực

Dùng lá trầu không chữa đau dạ dày – Bạn đã thử?

Dùng lá trầu không chữa đau dạ dày là một trong những mẹo dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả. Lá trầu không chứa các thành phần hoạt chất có tác dụng chống khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ phục hồi những ổ viêm loét ở dạ dày. Việc áp dụng bài thuốc chữa này kết hợp với chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp khắc phục bệnh lý nhanh chóng và phòng ngừa tái phát lâu dài.

Dùng lá trầu không chữa đau dạ dày - Bạn đã thử?
Dùng lá trầu không chữa đau dạ dày là một trong những mẹo dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả

Tác dụng của lá trầu không trong chữa đau dạ dày

Tổn thương do bệnh đau dạ dày gây ra không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, ăn uống, hiệu suất học tập làm việc mà có thể gây ra những biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, viêm hang vị, trào ngược dạ dày thực quản,…

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, nhiều người bệnh còn tìm đến những bài thuốc dân gian hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý, đồng thời ngăn ngừa tình trạng lạm dụng thuốc Tây. Ưu điểm của các mẹo chữa dân là lành tính, có độ an toàn cao, đơn giản, dễ thực hiện và hạn chế phát sinh tác dụng phụ. Trong đó, việc tận dụng lá trầu không cải thiện triệu chứng bệnh lý được nhiều người bệnh lựa chọn và mang lại kết quả tích cực.

Theo ghi chép của Đông y, lá trầu không có mùi thơm, tính ấm, vị cay nồng có công dụng sát khuẩn, chống viêm, trung hòa lượng dịch vị trong dạ dày. Bên cạnh đó, vị cay nồng của dược liệu còn có khả năng kích thích đến hoạt động co thắt của dạ dày, tăng cường co bóp và làm giãn nở cơ vòng, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày trước những tác nhân gây bệnh.

Trong khi đó, một số nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy, trong lá trầu không chứa hàm lượng chất chống oxy hóa và hoạt chất tanin dồi dào có khả năng làm lành các mô niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm loét hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt chất betel-phenol trong dược liệu này hoạt động như một chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng đẩy lùi những nguyên nhân gây đau dạ dày và tiêu trừ vi khuẩn gây hại.

Các mẹo chữa này phù hợp với những trường hợp bệnh mới khởi phát, ở mức độ nhẹ. Bên cạnh hiệu quả của mẹo chữa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cách thực hiện, cơ địa, khả năng đáp ứng,… Do đó, người bệnh tránh phụ thuộc vào bài thuốc chữa.

Dùng lá trầu không chữa đau dạ dày – Bạn đã thử?

Việc sử dụng lá trầu không chữa bệnh đau dạ dày chỉ phát huy tác dụng khi người bệnh áp dụng đúng cách và thực hiện đều đặn. Trong nhân gian lưu truyền nhiều cách cải thiện các triệu chứng với vị thuốc này. Cụ thể:

1. Sắc nước lá trầu không uống chữa đau dạ dày

Sắc nước lá trầu không uống chữa đau dạ dày
Đun nước lá trầu không để uống là một trong những mẹo chữa đau dạ dày đơn giản, dễ thực hiện và phát huy tác dụng tốt

Đun nước lá trầu không để uống là một trong những mẹo chữa đau dạ dày đơn giản, dễ thực hiện và phát huy tác dụng tốt. Lá trầu không khi đun với nước sẽ có mùi thơm, người bệnh có thể dùng thay trà hàng ngày, không chỉ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý mà còn hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, ngăn ngừa chứng khó tiêu, chướng bụng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 5 lá trầu không tươi, mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn trên lá
  • Sau đó, vò nát dược liệu rồi cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun sôi
  • Đến khi sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp, để nước nguội bớt thì rót ra ly và uống trực tiếp
  • Mỗi ngày uống 1 ly nước lá trầu không sau bữa ăn trưa khoảng 1 tiếng đồng hồ. Thực hiện đều đặn trong 1 tháng sẽ cảm nhận các triệu chứng bệnh lý dần thuyên giảm.

2. Ăn lá trầu không cải thiện các triệu chứng bệnh lý

Ăn lá trầu không đều đặn sẽ giúp cải thiện các triệu chứng đau dạ dày, ợ nóng, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng,… Bên cạnh đó, mẹo chữa này còn giúp tăng cường khả năng sát khuẩn, kháng viêm và trung hòa lượng acid dịch vị trong dạ dày nhờ vào lượng tinh dầu có trong nước ép.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 2 lá trầu không tươi, non mang đi rửa sạch với nước rồi ngâm với nước muối pha loãng khoảng 20 phút để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn bám trên lá
  • Dùng lá trầu không nhai trực tiếp đến khi nát thì nuốt từ từ
  • Áp dụng mẹo chữa mỗi ngày trong vòng 1 tháng sẽ cải thiện các triệu chứng đau dạ dày hiệu quả
  • Lưu ý, vị cay của dược liệu có thể không phù hợp với nhiều người bệnh. Do đó, bạn nên cân nhắc mẹo chữa này, tránh ảnh hưởng đến tiến trình điều trị.

3. Đắp lá trầu không chữa đau dạ dày

Đắp lá trầu không tại vùng bụng bị đau là một trong những mẹo chữa tác động từ bên ngoài. Hiện có nhiều người bệnh hoài nghi về hiệu quả của cách chữa này. Theo một số nghiên cứu cho thấy, việc đắp lá trầu không sẽ giúp điều hòa khí huyết, cải thiện tình trạng khó tiêu, đầy bụng và mang lại hiệu quả trong chữa bệnh đau dạ dày.

Đắp lá trầu không chữa đau dạ dày
Theo một số nghiên cứu cho thấy, việc đắp lá trầu không sẽ giúp điều hòa khí huyết, cải thiện tình trạng khó tiêu, đầy bụng và mang lại hiệu quả trong chữa bệnh đau dạ dày

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 10 lá trầu không tươi bánh tẻ, mang đi rửa sạch với nước và ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút, sau đó vớt ra để ráo
  • Cho dược liệu vào cối cùng với một ít muối biển và giã nát hoặc có thể cho vào máy xay nhuyễn
  • Dùng hỗn hợp đắp trực tiếp lên vùng bụng, nơi dạ dày bị đau giúp làm dịu cơn đau và cải thiện triệu chứng đầy bụng, khó tiêu
  • Mỗi tuần thực hiện mẹo chữa từ 2 – 3 lần sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.

Một số lưu ý khi dùng lá trầu không chữa đau dạ dày

Chữa đau dạ dày bằng lá trầu không là một trong những bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng bởi độ an toàn, lành tính và hạn chế phát sinh tác dụng phụ. Tuy nhiên, để đạt được kết quả chữa bệnh tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Dùng lá trầu không chữa đau dạ dày chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế phương pháp điều trị chuyên sâu. Do đó, người bệnh tránh phụ thuộc vào mẹo chữa ngày vì có thể ảnh hưởng đến kết quả chữa trị.
  • Hiệu quả của bài thuốc chữa đau dạ dày bằng lá trầu không thường không mang tính đồng nhất như việc sử dụng thuốc Tây. Các mẹo chữa còn phù thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, mức độ các triệu chứng, cách thực hiện,…
  • Để bài thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, người bệnh cần thực hiện đúng cách và thực hiện đều đặn trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu điều trị sau một thời gian nhưng không cải thiện bệnh lý. Lúc này bạn cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được khám và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
  • Chữa đau dạ dày bằng lá trầu không chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, mới khởi phát. Nếu bệnh lý tiến triển nặng nề, cơn đau xuất hiện với tần suất cao và dữ dội, người bệnh cần sử dụng các loại thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát triệu chứng bệnh lý nhanh chóng, ngăn ngừa phát sinh biến chứng.
Một số lưu ý khi dùng lá trầu không chữa đau dạ dày
Không áp dụng mẹo chữa cho những trường hợp dị ứng với những thành phần có trong lá trầu không
  • Không áp dụng mẹo chữa cho những trường hợp dị ứng với những thành phần có trong lá trầu không. Đối với phụ nữ mang thai, trẻ em và những người mắc bệnh lý nền nên tham khảo chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.
  • Thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa nếu nhận thấy các dấu hiệu bất, tác dụng phụ sau khi áp dụng các bài thuốc chữa với lá trầu không. Khi đó, bác sĩ sẽ theo dõi và xử lý nhanh chóng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
  • Chỉ nên sử dụng lá trầu không đúng liều lượng và tần suất. Việc lạm dụng dược liệu này có thể phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó, người bệnh cần lựa chọn dược liệu sạch, không hóa chất, thuốc trừ sâu cũng như ngâm rửa với nước muối trước khi dùng chữa bệnh.
  • Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học để giúp ngắn thời gian điều trị và phòng ngừa tái phát.

Bài viết đã tổng hợp các mẹo chữa đau dạ dày bằng lá trầu không và một số lưu ý trong quá trình áp dụng. Những bài thuốc dân gian nói chung và chữa bệnh lý bằng lá trầu không chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh mới khởi phát, các triệu chứng ở mức độ nhẹ. Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả chữa trị, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

3 Cách chữa đau dạ dày từ quả dừa theo kinh nghiệm dân gian

Chữa đau dạ dày từ quả dừa là mẹo trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Dân gian thường dùng nước dừa, dầu dừa hoặc kết hợp dừa và nghệ...

Chữa đau dạ dày bằng các bài thuốc Đông y an toàn lành tính

Chữa đau dạ dày bằng các bài thuốc Đông y an toàn lành tính

Chữa đau dạ dày bằng bài thuốc Đông y được đánh giá có độ lành tính, an toàn cao và hạn chế phát sinh tác dụng phụ. Phương pháp này...

Bị đau dạ dày vào sáng sớm: Nguyên nhân và những điều cần lưu ý

Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau dạ dày vào sáng sớm là do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Tuy nhiên, tình trạng này còn có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn