Đau dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Tiến sĩ – Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh: Chuyên gia YHCT hàng đầu trong lĩnh vực dạ dày – tiêu hóa

6 Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ đơn giản hiệu quả nhất

5 Cách dùng tỏi chữa đau dạ dày không phải ai cũng biết

Mẹo chữa dạ dày bằng lá vú sữa dân gian hay dùng

Nhất Nam Y Viện – Địa chỉ điều trị bệnh dạ dày TIN CẬY của người Việt – dành cho người Việt

Những loại trái cây người đau dạ dày nên và không nên ăn

Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong hay hơn uống thuốc

Thuốc dạ dày chữ Y (Yumangel) tốt không? Giá bao nhiêu?

Mẹo chữa đau dạ dày bằng lá ổi siêu đơn giản

Lá tía tô cũng có công dụng chữa đau dạ dày hiệu quả

Bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách chữa đau dạ dày bằng lá tía tô. Với đặc tính chống dị ứng, giải độc, kháng viêm và kích thích tiêu hóa, tía tô có thể giảm nhẹ cơn đau ở vùng thượng vị cùng với các triệu chứng đi kèm khác.

chữa đau dạ dày bằng lá tía tô
Chữa đau dạ dày bằng lá tía tô là mẹo dân gian được khá nhiều bệnh nhân áp dụng

Tìm hiểu công dụng chữa đau dạ dày của lá tía tô

Lá tía tô là loại rau gia vị quen thuộc, được sử dụng để chế biến nhiều món ăn thơm ngon. Tía tô có vị cay nhẹ, mùi thơm, tính ấm, tác dụng chống viêm, tán phong hàn, chống dị ứng và giải uất. Với những công năng này, tía tô còn được sử dụng để phòng ngừa dị ứng thức ăn, chữa các bệnh ở đường tiêu hóa và hô hấp.

Chữa đau dạ dày bằng tía tô là mẹo dân gian được lưu truyền rộng rãi. Dựa trên kinh nghiệm thực tế, nhiều bệnh nhân nhận thấy cơn đau, cảm giác nóng rát và một số triệu chứng đi kèm như đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa,… giảm đi đáng kể khi áp dụng các mẹo chữa từ lá tía tô. Theo quan niệm của y học cổ truyền, tía tô kích thích tiêu hóa, giảm đầy hơi, chướng bụng và tán phong hàn uất kết ở tỳ vị.

chữa đau dạ dày bằng lá tía tô
Lá tía tô có thể giảm nhẹ cơn đau ở vùng thượng vị, đồng thời cải thiện tình trạng buồn nôn và nôn mửa

Dù chưa được nghiên cứu nhiều nhưng qua một số nghiên cứu sơ bộ, các nhà khoa học nhận thấy tía tô chứa nhiều thành phần tốt cho bệnh đau dạ dày. Trong đó, phải kể đến acid rosmarinic, quercetin, vitamin C,… Các thành phần trong lá tía tô có khả năng giảm viêm, ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn có hại như trực khuẩn lỵ, trực khuẩn đại tràng – tác nhân chủ yếu gây đau dạ dày cấp.

Bên cạnh đó, tinh dầu tự nhiên trong lá tía tô còn có tác dụng cầm nôn, giảm nhanh cảm giác buồn nôn, khó chịu và nôn mửa do các vấn đề dạ dày gây ra. Vì vậy, bệnh nhân có thể tận dụng thảo dược này để giảm nhẹ một số triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, tía tô còn kích thích vị giác, hạn chế tình trạng ăn uống kém và chán ăn.

5 Cách chữa đau dạ dày bằng lá tía tô công hiệu

Tía tô không chỉ là cây thuốc nam chữa đau dạ dày mà còn là loại rau ăn quen thuộc. Do đó, bệnh nhân có thể dùng bài thuốc sắc từ thảo dược này hoặc đơn giản là bổ sung tía tô vào chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình điều trị.

Dưới đây là 5 cách dùng lá tía tô chữa đau dạ dày được lưu truyền rộng rãi nhất:

1. Ăn sống lá tía tô – Cách giảm đau dạ dày đơn giản

Ăn sống lá tía tô là mẹo chữa đau dạ dày tại nhà đơn giản nhưng mang lại hiệu quả khá rõ rệt. Trong trường hợp đau dạ dày bùng phát mạnh, bệnh nhân có thể ăn sống vài lá tía tô để giảm cảm giác buồn nôn, nôn mửa và cải thiện mức độ cơn đau ở vùng bụng trên (đau dạ dày).

Tinh chất từ thảo dược sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào niêm mạc thực quản, dạ dày và tá tràng. Qua đó giảm nhẹ mức độ sung huyết, hỗ trợ làm dịu hiện tượng dạ dày co bóp quá mức và cải thiện các triệu chứng khó chịu nhanh chóng. Bên cạnh đó, tía tô còn mang đến nhiều lợi ích đối với cơ quan tiêu hóa.

chữa đau dạ dày bằng lá tía tô
Nhai vài lá tía tô tươi có thể giảm nhanh cảm giác khó chịu và nóng rát ở vùng thượng vị

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch 1 ít lá tía tô (nên ngâm rửa với nước muối pha loãng để làm sạch bụi bẩn, virus, nấm mốc,…)
  • Để ráo nước hoàn toàn
  • Sau đó, ăn sống vài lá tía tô để giảm đau dạ dày

Lưu ý: Chỉ sử dụng tía tô được trồng hữu cơ để ăn sống. Không dùng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc thực phẩm được chăm bón bằng phân hóa học.

2. Chữa đau dạ dày bằng trà tía tô

Trà tía tô có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và kích thích hoạt động tiêu hóa. Nếu có nhiều thời gian, bệnh nhân có thể dùng trà tía tô để giảm đau dạ dày và cải thiện một số triệu chứng đi kèm. Sau khi được dung nạp, trà tía tô giúp trung hòa axit dạ dày, giảm mức độ kích thích lên ổ viêm, loét ở niêm mạc. Từ đó cải thiện cơn đau, giảm nóng rát thượng vị cùng với cảm giác buồn nôn, ợ hơi, ợ nóng, chướng bụng,…

Trà tía tô có thể giảm đau dạ dày do viêm, loét dạ dày tá tràng, hội chứng Zollinger-Ellison, hội chứng dạ dày kích thích và trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dùng trà tía tô để giảm đau dạ dày do stress, căng thẳng kéo dài.

chữa đau dạ dày bằng lá tía tô
Trà tía tô có tác dụng giải độc, thanh nhiệt và hỗ trợ tình trạng đau dạ dày

Cách thực hiện trà tía tô chữa đau dạ dày:

  • Chuẩn bị 1 nắm tía tô tươi hoặc 15g tía tô phơi khô
  • Rửa sạch tía tô với nước muối pha loãng, để ráo và cắt nhỏ
  • Cho tía tô vào tách và hãm với 300 – 500ml nước sôi trong 10 – 15 phút
  • Sau đó, thêm vào 1 ít đường phèn, khuấy đều và dùng uống nhiều lần trong ngày – đặc biệt là khi cơn đau bùng phát

Ngoài lợi ích đối với cơ quan tiêu hóa, trà tía tô còn giúp thanh lọc cơ thể, cải thiện làn da và hỗ trợ nâng cao chức năng đề kháng.

3. Trà tía tô + gừng tươi trị đau dạ dày

Nếu đau dạ dày đi kèm với cảm giác buồn nôn và nôn mửa nhiều, bệnh nhân có thể kết hợp tía tô cùng với gừng tươi. Gừng tươi có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng làm ấm phế, kích thích tiêu hóa, cầm nôn và sát trùng. Uống trà tía tô gừng tươi sau bữa ăn có thể giảm cảm giác buồn nôn, đồng thời kích thích hoạt động tiêu hóa và hạn chế đầy hơi, chướng bụng đáng kể.

Bên cạnh đó, hoạt chất Gingerol và Zingeron trong củ gừng có khả năng giảm viêm, sát trùng và ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Vì vậy bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân nên dùng từ 1 – 2 tách trà tía tô gừng mỗi ngày để hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và đẩy nhanh tốc độ phục hồi, tái tạo niêm mạc dạ dày.

lá tía tô chữa đau dạ dày
Kết hợp lá tía tô và gừng tươi giúp kiểm soát nhanh tình trạng đau dạ dày, buồn nôn và nôn mửa hiệu quả

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm tía tô tươi và ½ củ gừng tươi
  • Rửa sạch tía tô, để ráo và cắt nhỏ
  • Gừng đem rửa sạch, để ráo nước và xắt thành sợi
  • Cho gừng và tía tô vào ấm, sau đó hãm với 400ml nước
  • Chia nước trà thành 2 – 3 lần uống và dùng hết trong ngày

Trà tía tô gừng tươi còn có tác dụng giải độc do dị ứng thức ăn – đặc biệt là hải sản và các loại thực phẩm có vị tanh, tính hàn. Vì vậy, loại trà này còn có hiệu quả đối với đau dạ dày do dị ứng với thực phẩm.

4. Bài thuốc chữa đau dạ dày từ tía tô và thảo dược khác

Ngoài các mẹo chữa trên, tía tô còn được dùng trong bài thuốc thang cùng với các thảo dược tự nhiên khác như hoài sơn, cây ngũ sắc, đương quy, chỉ xác, bạch truật,… Bài thuốc từ lá tía tô có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm vị quản thống (đau dạ dày) và điều hòa chức năng dạ dày – đường ruột.

So với các công thức từ tía tô hoặc kết hợp tía tô và gừng, bài thuốc thang từ tía tô và các loại thảo dược khác có công năng và dược tính mạnh hơn. Từ đó có thể giảm nhanh triệu chứng đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, chướng bụng,…

Cách thực hiện bài thuốc chữa đau dạ dày từ tía tô và các loại thảo dược tự nhiên khác:

  • Chuẩn bị: Tía tô, đường quy, ngũ sắc (sao vàng hạ thổ), hoài sơn, lá đằng, bạch truật mỗi thứ 16g, sinh khương 4g, trần bì và chỉ xác mỗi thứ 10g, lá lốt và xương bồ mỗi thứ 12g, hoàng kỳ 15g.
  • Thực hiện: Đem rửa sạch dược liệu và sắc đặc lấy nước uống. Chia nước sắc thành 2 phần bằng nhau và dùng hết trong ngày.

Nên dùng bài thuốc đều đặn từ 10 – 15 ngày. Sau đó, ngưng vài ngày và lặp lại liệu trình từ 2 – 4 lần để kiểm soát đau dạ dày dứt điểm. Bên cạnh đó, cần chú ý thói quen ăn uống và sinh hoạt để bài thuốc phát huy công dụng tối đa.

5. Bổ sung các món ăn từ tía tô

Ngoài ra, bệnh nhân nên dùng thêm các món ăn từ tía tô để cải thiện sức khỏe và giảm nhẹ tình trạng đau dạ dày. Sử dụng các món ăn từ loại rau này còn hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, giảm tình trạng chán ăn và ăn uống kém.

lá tía tô chữa đau dạ dày
Bệnh nhân đau dạ dày có thể bổ sung món ăn từ lá tía tô để hỗ trợ quá trình điều trị

Một số món ăn từ tía tô tốt cho người bị đau dạ dày:

  • Cháo tía tô trứng gà: Chuẩn bị 1 quả trứng gà, 1 nắm lá tía tô tươi, 1/3 chén gạo tẻ, hành tím và gia vị vừa đủ. Vo gạo rồi nấu cho chín nhừ. Khi chín, thêm tía tô, gừng và hành tím đã được rửa sạch, cắt nhỏ vào. Đun cho sôi rồi nêm nếm gia vị vừa ăn và đập trứng gà vào, tắt bếp, khuấy đều cho trứng gà chín và cho ra bát ăn khi còn nóng.
  • Trứng cuộn lá tía tô: Chuẩn bị 1 ít lá tía tô, 3 quả trứng và gia vị. Rửa sạch tía tô, để ráo và xắt nhỏ. Đập trứng gà vào, nêm nếm gia vị và đánh cho đều. Sau đó, đem chiên với 1 ít dầu và dùng ăn cùng với cơm nóng.
  • Canh tía tô đậu hũ: Chuẩn bị 1 nắm tía tô tươi, 1 quả cà tím, 2 miếng đậu hũ non, cà chua, hành tỏi và gia vị vừa đủ. Đem rửa sạch nguyên liệu, tía tô xắt nhỏ, đậu hũ và cà tím cắt thành miếng vừa ăn, cà chua bổ 4, hành tỏi băm nhỏ. Cho dầu vào nồi, phi tỏi và hành cho thơm rồi cho cà chua vào đảo đều. Sau đó, đổ vào 1.5 lít nước vào đun sôi. Tiếp theo cho cà tím vào nấu đến khi chín thì cho tía tô và đậu hũ vào. Nêm nếm gia vị và đun nhỏ lửa thêm 5 phút để gia vị thấm đều. Dùng canh ăn nóng cùng với cơm.

Lưu ý khi dùng lá tía tô trị đau dạ dày

Cách chữa đau dạ dày bằng lá tía tô là mẹo đơn giản, tương đối an toàn và lành tính. Tía tô là loại rau có thể ăn được nên hầu như không gây dị ứng hay tác dụng phụ khi sử dụng. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao khi áp dụng mẹo chữa này, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

lá tía tô chữa đau dạ dày
Bên cạnh mẹo dùng lá tía tô chữa đau dạ dày, cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
  • Cách chữa đau dạ dày bằng lá tía tô chỉ có tác dụng giảm nhẹ một số triệu chứng của bệnh. Hoàn toàn không thể thay thế cho các phương pháp y tế. Do đó, bệnh nhân cần kết hợp mẹo chữa này cùng với sử dụng thuốc để kiểm soát bệnh triệt để, hạn chế biến chứng và tránh tình trạng tái phát.
  • Lá tía tô là loại rau ăn quen thuộc, hầu như không chứa độc tính nên có thể sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, cần chú ý ngâm rửa tía tô với nước muối pha loãng để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, vi khuẩn, virus và nấm mốc. Sử dụng nguyên liệu chưa được làm sạch hoàn toàn có thể kích thích cơn đau dạ dày và gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa bùng phát.
  • Hầu hết các mẹo chữa từ thảo dược tự nhiên đều có hiệu quả chậm. Để nhận thấy cải thiện rõ rệt, bệnh nhân cần thực hiện đều đặn trong thời gian dài.
  • Hơn nữa, hiệu quả của các mẹo chữa dân gian phụ thuộc nhiều vào cơ địa. Nếu không nhận thấy chuyển biến sau một thời gian áp dụng, nên thay đổi phương pháp để tránh làm gián đoạn quá trình điều trị.
  • Ngưng áp dụng mẹo chữa từ lá tía tô nếu nhận thấy các dấu hiệu dị ứng như phát ban, nổi mề đay, ngứa ngáy, tiêu chảy, đau bụng,…
  • Đau dạ dày là bệnh lý có mối liên hệ mật thiết với chế độ ăn uống và sinh hoạt. Vì vậy để kiểm soát bệnh hoàn toàn, cần kết hợp các biện pháp điều trị/ cải thiện với lối sống khoa học.

Cách chữa đau dạ dày bằng lá tía tô có thể cải thiện phần nào triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ, hoàn toàn không thể thay thế các phương pháp y tế. Vì vậy, bệnh nhân nên chú ý sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn và điều chỉnh thói quen sinh hoạt để điều trị bệnh dứt điểm.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Các nhóm thuốc gây hại cho dạ dày bạn nên tránh

Bên cạnh thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học, các vấn đề ở dạ dày còn là hệ quả do sử dụng thuốc. Dùng các loại thuốc...

Bị đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau không?

Bị đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau không?

"Bị đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau không?" là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi bên cạnh những lợi ích của các loại...

Nên chữa đau dạ dày bằng nghệ đen hay nghệ vàng tốt nhất?

Nên chữa đau dạ dày bằng nghệ đen hay nghệ vàng? Nghệ vàng và nghệ đen có hình dáng khá giống nhau nhưng tính chất dược lý lại khác nhau....

Top 14 cây thuốc nam chữa đau dạ dày hay nhất trong dân gian

Dùng cây thuốc nam chữa đau dạ dày là phương pháp có độ an toàn cao và mang lại hiệu quả tích cực đối với những trường hợp bệnh nhẹ....

Bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?

Bị đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng được xem là yếu...

9 Loại thuốc tây chữa đau dạ dày nhanh, an toàn

9 Loại thuốc tây chữa đau dạ dày nhanh, an toàn

Các loại thuốc Tây chữa đau dạ dày không chỉ giúp kiểm soát cơn đau và những biểu hiện đi kèm mà còn làm giảm tiết dịch vị dư thừa,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn