Người bị nổi mề đay nên ăn và kiêng ăn gì nhanh khỏi?

Lý do bị nổi mẩn ngứa khắp người và cách khắc phục

Nguyên nhân bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng & cách xử lý

Dùng thuốc nam trị nổi mề đay hiệu quả với 5 cây này

Bị dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ và cách xử lý

Nổi mề đay khi trời lạnh – Cách chữa trị và phòng ngừa

Nổi mề đay khi mang thai – Cách khắc phục, phòng ngừa

Cách dùng lá đơn đỏ chữa mề đay cực hay

Trẻ bị nổi mề đay – Nguyên nhân, cách chăm sóc & điều trị

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?

Bị dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ – Cách xử lý, chăm sóc

Tình trạng dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ có thể gây phát ban, nổi mẩn đỏ, khô da và ngứa ngáy khó chịu. Các triệu chứng này có thể xuất hiện quanh năm, đặc biệt là khi giao mùa. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu các thông tin cần thiết để có cách khắc phục phù hợp.

chữa dị ứng thời tiết tại nhà
Tình trạng dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ thường không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện

Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ

Những người sống trong khu vực thời tiết thay đổi theo mùa có thể bị phát ban, nổi mẩn đỏ hoặc ngứa ngáy. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường bao gồm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và các tác nhân khác ngoài môi trường.

Thông thường, các triệu chứng dị ứng thời tiết thường phụ thuộc và tác nhân gây dị ứng. Một vài yếu tố kích hoạt dị ứng phổ biến phổ biến thường bao gồm:

  • Thời tiết khô và nhiều gió: Gió thổi mạnh khiến phấn hoa hòa lẫn vào không khí, dẫn đến dị ứng và viêm mũi dị ứng.
  • Thời tiết ẩm ướt hoặc mưa: Độ ẩm cao làm cho nấm mốc phát triển cả bên trong nhà và ngoài trời. Ngoài ra, mạt bụi cũng phát triển mạnh trong không khí ẩm ướt và dẫn đến các triệu chứng dị ứng như nổi mẩn đỏ hoặc ngứa da.
  • Không khí lạnh: Những người bệnh hen suyễn, dị ứng thường dễ bị ảnh hưởng khi thời tiết lạnh. Điều này có thể gây nổi mề đay, ngứa da hoặc dẫn đến các cơn ho đột ngột.
  • Nhiệt độ không khí cao: Ô nhiễm không khí thường cao nhất vào những ngày thời tiết nóng. Khói bụi có thể là một trong những tác nhân nghiêm trọng có thể dẫn đến dị ứng, đặc biệt là ở bệnh nhân hen suyễn.
biểu hiện của dị ứng thời tiết
Thời tiết lạnh có thể gây kích ứng da và gây nổi mẩn đỏ

Ngoài ra, sự thay đổi mùa cũng có thể làm tăng nguy cơ dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ. Cụ thể như sau:

  • Mùa xuân: Đây là thời gian có nhiều phấn hoa nhất trong năm, đặc biệt là vào tháng 2 và tháng 3. phấn hoa là một nguyên nhân phổ biến có thể gây dị ứng thời tiết vào mùa xuân.
  • Mùa hè: Vào đầu mùa hè, phấn hoa có thể gây dị ứng nghiêm trọng. Sau đó, các loại cỏ dại mùa hè, nấm mốc, mạt bụi, không khí nóng có thể gây dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ, đặc biệt là vào tháng 7.
  • Mùa thu: Ở những địa phương có không khí lạnh, mùa thu là thời điểm phát triển của nấm mốc. Tình trạng này có thể dẫn đến dị ứng và gây nổi mề đay cũng như một loạt các phản ứng khác.
  • Mùa đông: Các chất gây dị ứng trong nhà như mạt bụi, vảy da, lông thú cung có thể là nguyên nhân chính gây dị ứng vào mùa đông.

Yếu tố rủi ro có thể gây dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ

Tình trạng dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng. Tuy nhiên, một số người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như người có tiền sử bệnh về da hoặc các bệnh lý tiềm ẩn khác.

dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ
Những người bị viêm da hoặc bệnh chàm có nguy cơ dị ứng thời tiết cao

Các yếu tố rủi ro có thể gây dị ứng thời tiết nổi mề đay mẩn đỏ như:

  • Bệnh chàm – Eczema
  • Bệnh hen suyễn
  • Cơ địa dị ứng
  • Nhiễm virus hoặc vi khuẩn
  • Tính chất công việc thường xuyên ở ngoài trời
  • Người cao tuổi
  • Stress, căng thẳng, áp lực công việc
  • Mất nước, uống ít nước

Các triệu chứng khác khi dị ứng thời tiết nổi mề đay

Ngoài trừ nổi mẩn đỏ, các triệu chứng dị ứng khác của tình trạng dị ứng thời tiết thường bao gồm:

  • Hắt xì
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Chảy nước mắt hoặc ngứa mắt
  • Ngứa xoang, họng hoặc ống tai
  • Tắc nghẽn tai

Các triệu chứng ít phổ biến thường bao gồm:

  • Đau đầu
  • Khó thở hoặc thở khò khè
  • Ho
dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ở mặt
Bên cạnh việc nổi mẩn đỏ, người bệnh có thể bị chảy nước mũi và một số dấu hiệu khác

Cách xử lý khi bị dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ

Các biện pháp xử lý, điều trị tình trạng dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ thường bao gồm giữ ẩm cho da và tránh các yếu tố kích ứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh cần trao đổi với bác sĩ da liễu để được kê các loại thuốc mỡ hoặc kem bôi da tại chỗ. Các biện pháp chăm sóc, xử lý cụ thể thường bao gồm:

1. Dưỡng ẩm

Sử dụng kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm có thể hỗ trợ khóa ẩm và cải thiện làn da. Hạn chế sử dụng sản phẩm chăm sóc da có mùi thơm hoặc các hóa chất mạnh. Điều này có thể gây kích ứng da, đặc biệt là những người có làn da quá nhạy cảm.

Một số loại dầu tự nhiên chứa các chất dinh dưỡng và khoáng chất có thể làm dịu da hạn chế kích thích. Các loại dầu tự nhiên phổ biến bao gồm:

  • Dầu dừa: Các hợp chất có trong dầu dừa như Lanolin và Axit Lauric có thể cải thiện các chức năng của hàng rào bảo vệ da và thúc đẩy cải thiện các dấu hiệu dị ứng.
  • Dầu bơ: Có chứa vitamin C, D và E có thể hỗ trợ dưỡng ẩm da và phục hồi hư tổn hiệu quả.

Dầu ô liu chứa đặc tính chống viêm nhưng có thể làm mất nước trong da và hạn chế chức năng bảo vệ của da. Do đó, những người bị viêm da cơ địa hoặc có làn da quá khô không nên sử dụng dầu ô liu.

dị ứng thời tiết nổi mề đay
Dầu dừa có khả năng dưỡng ẩm, hạn chế tình trạng khô da và nổi mẩn đỏ

2. Giảm tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng

Xác định và tránh các tác nhân gây ra tình trạng dị ứng là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng dị ứng thời tiết gây nổi mẩn đỏ. Người bệnh có thể tham khảo một số lời khuyên như:

  • Ở nhà trong những ngày thời tiết khô và gió. Thời gian tốt nhất để ra ngoài ra sau một cơn mưa, điều này làm sạch phấn hóa từ không khí và giảm khả năng dị ứng.
  • Hạn chế thực hiện các công việc dễ gây viêm da tiếp xúc như nhổ cỏ, cắt cỏ hoặc các công việc làm vườn khác.
  • Thay quần áo khi về nhà và tắm rửa để loại bỏ phấn hoa khỏi tóc hoặc da.
  • Không phơi hoặc treo quần áo ở ngoài trời, phấn hoa có thể dính vào khăn, quần áo và gây nổi mẩn đỏ.
  • Đeo khẩu trang hoặc có biện pháp che chắn khi làm việc ngoài trời.

3. Giữ không khí trong nhà sạch sẽ

Mặc dù không có biện pháp nào có thể ngăn ngừa tất cả các tác nhân gây dị ứng và nổi mẩn đỏ. Tuy nhiên, người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý như:

  • Sử dụng điều hòa không khí trong nhà để lọc không khí.
  • Sử dụng máy hút ẩm để giúp giảm độ ẩm và giúp không khí trong nhà khô thoáng hơn.
  • Sử dụng bộ lọc không khí hiệu quả cao trong phòng ngủ.
  • Thường xuyên hút bụi sàn nhà cũng như vệ sinh rèm cửa, sofa, khăn bàn,…
Bị dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ
Giữ không khí trong thoáng mát, sạch sẽ để cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ

4. Sử dụng các loại thuốc chống dị ứng

Trong một số trường hợp người bệnh có thể cần sử dụng thuốc theo toa để cải thiện và giảm bớt các triệu chứng. Các loại thuốc phổ biến thường bao gồm:

  • Thuốc kháng Histamine đường uống như Claritin, Alavert, Cetirizine, Fexofenadine có thể cải thiện các triệu chứng nổi mẩn đỏ và ngứa da.
  • Thuốc chống sung huyết và thuốc chống dị ứng không kê đơn chẳng hạn như Cetirizine và thuốc kết hợp như Acetaminophen, Diphenhydramine hoặc Phenylephrine.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tiêm dị ứng. Đây là một loại thuốc có thể ngăn ngừa hệ thống miễn dịch phản ứng với các chất gây dị ứng. Tuy nhiên, trao đổi với bác sĩ về rủi ro và lợi ích của thuốc trước khi sử dụng.

Biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ

Thay đổi thói quen sinh hoạt và tăng cường chăm sóc da có thể ngăn ngừa tình trạng dị ứng theo mùa gây phát ban.

Các biện pháp có thể hạn chế tình trạng nổi mẩn đỏ do dị ứng thời tiết bao gồm:

  • Sử dụng các chất tẩy rửa, vệ sinh, xà phòng không tạo bọt, không có mùi thơm.
  • Dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi tắm, rửa tay hoặc rửa mặt.
  • Không tắm nước nóng, điều này có thể làm mất độ ẩm tự nhiên của da.
  • Thoa kem chống nắng để bảo vệ mặt và cổ.
  • Tránh các sản phẩm chăm sóc da có chứa hóa chất mạnh như cồn và mùi thơm.
  • Đeo găng tay, mang ủng hoặc che kín cơ thể khi cần ra ngoài.
  • Không nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài.

Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ thường gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Tình trạng này không nguy hiểm và có thể được cải thiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Bên cạnh đó, nếu các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể.

Rate this post

Xem thêm

Mề đay ở trẻ em thường gây mẩn đỏ, ngứa ngáy, khiến bé khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt, sức khỏe khiến bố mẹ lo lắng . Hiểu được điều này, cố vấn y khoa VTV2 – Chuyên gia YHCT với kinh nghiệm hơn 20 năm chữa mề đay mẩn ngứa cho trẻ sẽ giúp cha mẹ khắc phục triệt để và chăm sóc sức khỏe toàn diện nhất cho bé bằng bài thuốc nam cực hay.

Cùng chuyên mục

Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa – Cách khắc phục nhanh

Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa có thể liên quan đến một số loại thực phẩm đã ăn hoặc vật đã chạm vào da mặt. Các phản ứng...

Các loại thuốc trị nổi mề đay mẩn ngứa hiệu quả nhanh

Việc điều trị tình trạng nổi mề đay thường chủ yếu dựa trên nguyên nhân cơ bản gây ra mề đay. Bác sĩ thường thuốc kháng Histamine không kê đơn,...

Bị mề đay có cần phải kiêng gió, kiêng nước không?

Bị mề đay mẩn ngứa có cần phải kiêng gió, kiêng nước không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi theo quan niệm dân gian, gió và...

Da nổi nốt đỏ như muỗi đốt không ngứa là bệnh gì?

Da nổi nốt đỏ như muỗi đốt không ngứa là bệnh gì?

Da nổi nốt đỏ như muỗi đốt không ngứa và vấn đề liên quan đến da liễu có thể do nhiễm trùng, dị ứng hoặc dấu hiệu của một số...

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu do đâu?

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao?

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu gây ngứa ngáy, phát ban, khiến mẹ bầu bứt rứt, mệt mỏi khó chịu. Các triệu chứng nếu không được thăm...

Bị bệnh nổi mề đay kiêng gì? (Sinh hoạt, ăn uống…)

Kiêng cữ trong ăn uống, sinh hoạt có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa mề đay tái phát hiệu quả. Do đó, thắc mắc Bị nổi mề đay...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn