Đau dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Tiến sĩ – Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh: Chuyên gia YHCT hàng đầu trong lĩnh vực dạ dày – tiêu hóa

Mẹo chữa dạ dày bằng lá vú sữa dân gian hay dùng

6 Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ đơn giản hiệu quả nhất

5 Cách dùng tỏi chữa đau dạ dày không phải ai cũng biết

Nhất Nam Y Viện – Địa chỉ điều trị bệnh dạ dày TIN CẬY của người Việt – dành cho người Việt

Những loại trái cây người đau dạ dày nên và không nên ăn

Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong hay hơn uống thuốc

Chữa đau dạ dày viêm loét bằng nhụy hoa nghệ tây (saffron)

Bài thuốc chữa đau dạ dày từ hoa đu đủ đực

Bị đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?

“Bị đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?” là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là một trong những thực phẩm được sử dụng phổ biến trong chế độ ăn hàng ngày. Trong bánh mì chứa hàm lượng chất xơ, chất sắt, protein, canxi thiết yếu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị đau dạ dày vẫn có thể ăn bánh mì nhưng cần lựa chọn các loại bánh mì phù hợp, tránh kích thích bùng phát cơn đau.

Bị đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị đau dạ dày vẫn có thể ăn bánh mì nhưng cần lựa chọn các loại bánh mì phù hợp, tránh kích thích bùng phát cơn đau

Bị đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?

Đau dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm và gây ra các triệu chứng đau rát vùng thượng vị, ợ nóng, ợ rát, chướng bụng, đầy hơi,… Ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ăn uống, sinh hoạt, hiệu suất học tập – làm việc của người bệnh. Ngoài ra, các triệu chứng đau dạ dày nếu không được điều trị, chăm sóc đúng cách có thể gây ra các biến chứng nặng nề như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày,…

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị đau dạ dày theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng giúp cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa tái phát lâu dài. Về vấn đề “Bị đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?” các chuyên gia dinh dưỡng đã giải đáp như sau: Việc bổ sung các loại ngũ cốc, bao gồm bánh mì, mì ống, gạo đều mang lại lợi ích với những trường hợp bị đau dạ dày. Hơn nữa, ngũ cốc nguyên hạt trong bánh mì còn cung cấp những thành phần dưỡng chất cho cơ thể như magie, vitamin B, sắt, selen,…

Do đó, người bệnh có thể bổ sung bánh mì vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, nên lưu ý vì một số loại bánh mì có chứa hàm lượng gluten có thể gây ra một số bất lợi đối với những trường hợp bị dị ứng thành phần này như bệnh Celiac, Hội chứng ruột kích thích. Để đảm bảo an toàn cũng như hạn chế bùng phát cơn đau, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.

Những loại bánh mì phù hợp với người bị đau dạ dày

Người bị đau dạ dày có thể bổ sung bánh mì vào chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, cần lựa chọn những loại bánh mì phù hợp nhằm hạn chế phát sinh cơn đau. Dưới đây là một số loại bánh mì dành cho trường hợp đau dạ dày mà bạn có thể tham khảo:

1. Bánh mì trắng

Bánh mì trắng hay bánh mì sandwich là một trong những loại thực phẩm phổ biến. Những thành phần chính của loại bánh mì này chủ yếu là bột mì, nước và men. Đa số các loại bánh mình trắng đều có phần giữa xốp, mềm và mịn cùng với lớp vỏ được nướng mềm hoặc tương đối. Bánh mì trắng thường có hình khối vuông nên được dùng làm bánh sandwich.

Bánh mì trắng
Trong bánh mì trắng chứa nhiều những thành phần dưỡng chất như chất béo, protein, khoáng chất có tác dụng hỗ trợ cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa

Trong bánh mì trắng chứa nhiều những thành phần dưỡng chất như chất béo, protein, khoáng chất có tác dụng hỗ trợ cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa, đồng thời tăng cường sức đề kháng của các lợi khuẩn trong đường ruột và làm giảm áp lực tại niêm mạc dạ dày, từ đó hạn chế bùng phát cơn đau dạ dày hiệu quả.

Tuy nhiên, trong thực phẩm này thường chứa hàm lượng tinh bột cao và ít chất xơ. Do đó, bánh mì trắng chứa ít thành phần dinh dưỡng, không tốt cho sức khỏe như bánh mì ngũ cốc hay bánh mì nguyên hạt.

2. Bánh mì nguyên hạt

Bánh mì nguyên hạt hay bánh mì nâu được xem là một trong những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhờ thành phần chính là bột mì nguyên hạt. Tại một số quốc gia, bánh mì nguyên hạt còn có tên gọi khác là bánh mì lúa mì.

Loại bánh mì này được chế biến từ bột mì nguyên chất, chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng như khoáng chất, vitamin, chất xơ. Đây là một trong những yếu tố giúp bánh mì nguyên hạt trở thành một lựa chọn tốt cho sức khỏe, nhất là những trường hợp bị đau dạ dày. Cũng giống như bánh mì trắng, bạn có thể dùng bánh mì nguyên hạt làm sandwich hay dùng như món ăn nhẹ.

Bên cạnh đó, có một số loại bánh mì nguyên hạt chế biến từ lúa mì đã được mọc mầm. Loại bánh mì này được đánh giá rất tốt cho những người mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,…

3. Bánh mì lúa mạch đen

Bánh mì lúa mạch đen là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Loại bánh mì này được làm từ bột lúa mạch đen nên thường có kết cấu đặc hơn so với bánh mì nguyên hạt và bánh mì trắng.

Bánh mì lúa mạch đen
Bánh mì lúa mạch đen không chứa thành phần gluten nên thích hợp với người bị đau dạ dày, bệnh Celiac, hội chứng ruột kích thích

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong bánh mì lúa mạch đen chứa hàm lượng chất xơ dồi dào cùng với nguồn carbohydrate. Do đó, việc bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày có thể làm cải thiện lượng đường huyết trong cơ thể. Bên cạnh đó, bánh mì lúa mạch đen không chứa thành phần gluten nên thích hợp với người bị đau dạ dày, bệnh Celiac, hội chứng ruột kích thích.

Trong quá trình chế biến, đầu bếp có thể thêm một số thành phần như hạt caraway, hạt rau mùi,  caramel, vỏ cam quýt, gia vị giúp gia tăng hương vị của bánh mì. Những loại bánh mì lúa mạch đen khác nhau có thể dùng làm món ăn nhẹ hoặc ăn kèm với thịt ướp muối, phô mai kem hoặc trứng chiên.

4. Bánh mì không chứa gluten

Các loại bánh mì không chứa gluten phù hợp với những đối tượng không dung nạp thành phần này, người mắc bệnh hội chứng ruột kích thihcs, bệnh Celiac,… Bánh mì không chứa gluten có thành phần chính là một ngô, gạo, hạnh nhân, khoai tây hoặc dừa.

Tùy vào những thành phần có trong bánh mì không chứa gluten có thể mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể hơn so với các loại bánh mì truyền thống. Tuy nhiên, một vài loại bánh mì không chứa gluten có thể được thêm đường hoặc chất phụ gia, điều này không tốt đối với người bị đau dạ dày. Do đó, người bệnh cần lựa chọn, kiểm tra thành phần của bánh mì trước khi dùng.

5. Bánh mì Multigrain

Bánh mì Multigrain thuộc nhóm bánh mì đa chủng loại vì được kết hợp từ nhiều loại ngũ cốc khác nhau. Chính vì vậy, loại bánh mì này chứa hàm lượng chất xơ dồi dào cùng với các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Trong bánh mì Multigrain có chứa những loại hạt ngũ cốc lành mạnh như hạt bí ngô, hạt lanh, hạt hướng dương,… Tuy nhiên, đa số các loại ngũ cốc này chỉ được dùng để tăng giá trị dinh dưỡng cho bánh mì.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên khoa, bánh mì Multigrain là một trong những thực phẩm tốt cho người bị đau dạ dày, viêm đại tràng hoặc bị rối loạn tiêu hóa. Người bệnh có thể bổ sung những thành phần dinh dưỡng thiết yếu thông qua sử dụng loại bánh mì này.

Bánh mì Multigrain
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên khoa, bánh mì Multigrain là một trong những thực phẩm tốt cho người bị đau dạ dày, viêm đại tràng hoặc bị rối loạn tiêu hóa

Một số lưu ý khi ăn bánh mì cho người đau dạ dày

Việc sử dụng bánh mì đúng cách và chọn những loại phù hợp không chỉ giúp cải thiện các biểu hiện đau dạ dày, ngăn ngừa cơn đau bùng phát mà còn giúp tăng cường sức khỏe, bổ sung chất dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe tổng thể cũng như tránh những rủi ro phát sinh, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ nên dùng bánh mì, bánh mì ít đường, nguyên hạt vào bữa ăn sáng. Việc ăn bánh mì vào buổi tối có thể gây chướng bụng, đầy hơi và rối loạn tiêu hóa, từ đó khiến cơn đau dạ dày bùng phát.
  • Người bệnh nên chọn ăn những loại bánh mì mềm, mịn và dễ tiêu hóa. Ngoài ra, ngươi bệnh cần tránh xa những loại bánh mì có kết cấu cứng, thô vì có thể làm gia tăng áp lực lên cơ quan tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng, khiến cơ đau trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Hạn chế ăn những loại bánh mì chứa nhiều đường, gia vị. Thói quen này có thể tăng áp dụng lên dạ dày, kích thích tiết nhiều dịch vị và làm bùng phát cơn đau hoặc khiến cơn đau dạ dày trở nên nặng nề.
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại bánh mì có mùi hôi, ẩm mốc, quá hạn.
  • Với những trường hợp bị dị ứng với gluten, người bị bệnh Celiac, hội chứng ruột kích thích cần lựa chọn những loại bánh mì không chứa thành phần này. Bởi điều này có thể hạn chế cơn đau thượng vị và ngăn ngừa các biến chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bên cạnh đó, người bệnh cần bổ sung những thực phẩm giàu dưỡng chất, phù hợp với những người bị đau dạ dày như thịt nạc, thịt gia cầm, bơ hạt, đậu,… Hỗ trợ cân bằng tiêu hóa và cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.
  • Người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn, điều này sẽ giúp làm giảm áp lực lên dạ dày, đồng thời giúp tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn tốt nhất. Trường hợp cơn đau dạ dày bùng phát nặng nề và xuất hiện với tần suất cao. Lúc này người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định một số loại thuốc điều trị.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Bị đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?” và một số lưu ý trong quá trình điều trị và chăm sóc. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp, tư vấn cụ thể. Đồng thời, giúp người bệnh xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh lý.

5/5 - (2 bình chọn)

Cùng chuyên mục

3 Cách chữa đau dạ dày từ quả dừa theo kinh nghiệm dân gian

Chữa đau dạ dày từ quả dừa là mẹo trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Dân gian thường dùng nước dừa, dầu dừa hoặc kết hợp dừa và nghệ...

Chữa đau dạ dày bằng các bài thuốc Đông y an toàn lành tính

Chữa đau dạ dày bằng các bài thuốc Đông y an toàn lành tính

Chữa đau dạ dày bằng bài thuốc Đông y được đánh giá có độ lành tính, an toàn cao và hạn chế phát sinh tác dụng phụ. Phương pháp này...

Bị đau dạ dày vào sáng sớm: Nguyên nhân và những điều cần lưu ý

Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau dạ dày vào sáng sớm là do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Tuy nhiên, tình trạng này còn có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn