Đau dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Tiến sĩ – Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh: Chuyên gia YHCT hàng đầu trong lĩnh vực dạ dày – tiêu hóa

Mẹo chữa dạ dày bằng lá vú sữa dân gian hay dùng

6 Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ đơn giản hiệu quả nhất

5 Cách dùng tỏi chữa đau dạ dày không phải ai cũng biết

Nhất Nam Y Viện – Địa chỉ điều trị bệnh dạ dày TIN CẬY của người Việt – dành cho người Việt

Những loại trái cây người đau dạ dày nên và không nên ăn

Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong hay hơn uống thuốc

Chữa đau dạ dày viêm loét bằng nhụy hoa nghệ tây (saffron)

Bài thuốc chữa đau dạ dày từ hoa đu đủ đực

Mẹo dân gian chữa đau dạ dày bằng giấm táo

Theo kinh nghiệm dân gian, chữa đau dạ dày bằng giấm táo có thể giảm nhẹ cơn đau, cải thiện cảm giác buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng,… Tuy nhiên trên thực tế, mẹo chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ và có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu lạm dụng hoặc áp dụng không đúng cách. 

chữa đau dạ dày bằng giấm táo
Chữa đau dạ dày bằng giấm táo là mẹo dân gian đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà

Có nên dùng giấm táo chữa đau dạ dày?

Giấm táo là một trong những loại giấm được ưa chuộng vì có nhiều lợi ích đối với sức khỏe và làn da. Giấm táo thực chất là nước táo lên men trong thời gian dài. So với nước ép từ quả táo tươi, quá trình lên men giúp sản sinh ra các thành phần có hoạt tính sinh học cao như catechin, axit gallic và axit axetic. Cũng chính vì vậy mà giấm táo được sử dụng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý thường gặp.

Trong đó, cách chữa đau dạ dày bằng giấm táo là mẹo đơn giản và được áp dụng tương đối rộng rãi. Đau dạ dày thường xảy ra khi dịch vị tăng tiết quá mức dẫn đến hiện tượng dư thừa axit. Tình trạng này khiến cho dạ dày co thắt quá mức, dẫn đến cảm giác cồn cào, nóng rát và đau ở vùng thượng vị. Theo thời gian, lượng dịch vị dư thừa phá hỏng chất nhầy bảo vệ niêm mạc, sau đó tấn công vào tế bào biểu mô và gây ra hiện tượng sung huyết, viêm loét dạ dày.

chữa đau dạ dày bằng giấm táo
Giấm táo làm tăng độ pH của dịch vị và giảm tác động của HCl lên niêm mạc dạ dày

Axit acetic trong giấm táo là một loại axit yếu hơn 10 lần so với HCl (axit có trong dịch vị dạ dày). Tuy nhiên, axit acetic có độ pH trung tính (5.5). Trong khi đó, HCl có có độ pH từ 1.5 – 2.5. Độ pH càng thấp thì tính axit trong dịch vị càng cao, đồng nghĩa với việc tốc độ ăn mòn và phá hủy niêm mạc diễn ra nhanh chóng hơn. Vì vậy, đau dạ dày thường bùng phát vào ban đêm và khi bụng đói do không có thức ăn trung hòa axit trong dịch vị.

Dùng giấm táo có thể làm tăng độ pH trong môi trường dạ dày, từ đó giảm hoạt tính của HCl và cải thiện cơn đau dạ dày đáng kể. Ngoài ra, axit acetic trong giấm táo còn hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, giảm nhẹ áp lực lên dạ dày và đường ruột.

Bên cạnh đó, giấm táo còn có tác dụng kháng khuẩn, virus và nấm men. Áp dụng các công thức từ nguyên liệu này có thể hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn Hp và cân bằng môi trường vi sinh trong đường ruột. Một số nghiên cứu còn cho thấy, thêm giấm táo vào chế độ dinh dưỡng giúp tăng tốc độ trao đổi chất, giải phóng năng lượng dư thừa và kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Vì vậy bên cạnh các phương pháp y tế, bệnh nhân cũng có thể áp dụng công thức từ giấm táo để giảm nhẹ đau dạ dày và các triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên, giấm táo chứa axit và các thành phần lên men có thể kích thích lên niêm mạc thực quản – dạ dày – tá tràng. Do đó, chỉ nên áp dụng mẹo chữa này trong trường hợp đau dạ dày nhẹ và chưa xuất hiện vết loét.

Chia sẻ 3 mẹo chữa đau dạ dày bằng giấm táo đơn giản

Để giảm đau dạ dày, bệnh nhân có thể dùng giấm táo pha loãng hoặc kết hợp với mật ong và gừng tươi. Nếu thực hiện đều đặn, các mẹo chữa từ giấm táo có thể giảm phần nào triệu chứng đau dạ dày, đầy hơi và chướng bụng.

Dưới đây là thông tin hướng dẫn chi tiết 3 cách đau dạ dày bằng giấm táo:

1. Pha giấm táo với nước ấm

Nếu không có nhiều thời gian, bệnh nhân có thể pha giấm táo với nước ấm để giảm đau dạ dày. Sau khi được dung nạp, giấm táo giúp tăng độ pH trong dịch vị, từ đó hạn chế tác động của HCl lên niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra, enzyme và một số thành phần lên men trong nguyên liệu này còn hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của dạ dày và đường ruột. Nhờ vậy có thể giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi và tiêu hóa kém ở bệnh nhân có vấn đề về dạ dày.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Pha loãng 2 thìa cà phê giấm táo với 1 ly nước ấm (khoảng 200ml)
  • Uống từng ngụm nhỏ để thành phần trong giấm táo thẩm thấu vào niêm mạc thực quản và dạ dày
  • Nên dùng sau khi ăn khoảng 1.5 – 2 giờ hoặc dùng khi cơn đau bùng phát

Lưu ý: Tuyệt đối không uống giấm táo nguyên chất. Axit trong giấm táo có thể gây cảm giác rát bỏng ở thực quản và làm nghiêm trọng các triệu chứng đau dạ dày. Vì vậy, bắt buộc pha loãng nguyên liệu trước khi sử dụng.

2. Gừng ngâm giấm táo chữa đau dạ dày

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể kết hợp giấm táo cùng với gừng tươi. Gừng tươi (sinh khương) là cây thuốc nam quý có nhiều tác dụng đối với sức khỏe – đặc biệt là có khả năng giảm chứng vị quản thống (đau dạ dày), sát trùng và cầm nôn.

Hiện nay, lợi ích của gừng đối với bệnh đau dạ dày cũng đã được chứng minh trên cơ sở khoa học. Cụ thể các chuyên gia nhận thấy, Gingerol, Cineol và Zingerone trong thảo dược này có thể giảm mức độ sung huyết ở niêm mạc. Đồng thời kiểm soát cơn đau và ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn.

Mẹo chữa đau dạ dày bằng gừng và giấm táo không chỉ hỗ trợ giảm cơn đau mà còn cải thiện một số triệu chứng đi kèm như buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, chướng bụng,… Tuy nhiên, cả giấm táo và gừng đều có thể gây nóng rát thực quản – dạ dày. Vì vậy, cần uống nhiều nước khi áp dụng mẹo chữa này.

chữa đau dạ dày bằng giấm táo
Gừng ngâm giấm táo có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn và cải thiện đau dạ dày đáng kể

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, 1 ít đường trắng và giấm táo vừa đủ
  • Đem rửa sạch gừng và cắt thành từng lát mỏng, để ráo và cho vào bình thủy tinh
  • Hòa đường với giấm táo, sau đó đun nhỏ lửa trong 10 – 15 phút
  • Đợi giấm táo nguội hoàn toàn rồi cho vào bình ngâm với gừng trong 2 – 3 ngày là dùng được
  • Mỗi lần dùng 2 thìa cà phê giấm táo cùng với vài lát gừng hòa với nước ấm, uống từng ngụm nhỏ để giảm đau dạ dày và cải thiện tình trạng buồn nôn, nôn mửa

3. Chữa đau dạ dày bằng giấm táo và mật ong

Giấm táo và mật ong là công thức chữa đau dạ dày được áp dụng phổ biến. Mật ong có vị ngọt dịu, có khả năng trung hòa bớt tính axit của giấm táo. Hơn nữa, nguyên liệu này cũng được chứng minh có tác dụng tiêu viêm, sát trùng và kháng khuẩn. Một số nghiên cứu cho thấy, defensin-1 – một loại protid trong mật ong có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại.

Ngoài ra, mật ong còn chứa nhiều khoáng chất, vitamin và các thành phần chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Bổ sung công thức từ giấm táo và mật ong còn cung cấp cho cơ thể chất dinh dưỡng cần thiết, phòng ngừa tình trạng sụt cân và suy nhược do đau dạ dày kéo dài, tái phát nhiều lần.

chữa đau dạ dày bằng giấm táo
Giấm táo và mật ong là công thức chữa đau dạ dày dễ thực hiện, mang lại hiệu quả khá rõ rệt

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 thìa mật ong, 1 thìa cà phê giấm táo và 250ml nước ấm
  • Hòa giấm táo và mật ong cùng với nước ấm
  • Sau đó, uống từng ngụm nhỏ để giảm đau dạ dày và cải thiện các triệu chứng đi kèm
  • Nên áp dụng khi xuất hiện cơn đau hoặc dùng sau bữa khoảng 2 giờ đồng hồ để ngăn chặn đau dạ dày bùng phát

Mẹo chữa đau dạ dày bằng giấm táo có tác dụng phụ không?

Giấm táo chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Tuy nhiên, nguyên liệu này chứa nhiều axit và các thành phần lên men. Trong trường hợp lạm dụng quá mức, cách chữa đau dạ dày bằng giấm táo có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

chữa đau dạ dày bằng giấm táo
Lạm dụng mẹo chữa từ giấm táo có thể làm nghiêm trọng triệu chứng trào ngược thực quản
  • Loãng máu
  • Giảm kali
  • Viêm, tổn thương thực quản
  • Làm nghiêm trọng hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản
  • Gây mòn men răng

Ngoài ra, giấm táo còn có thể gây dị ứng ở một số người có cơ địa nhạy cảm. Nên chủ động ngưng áp dụng công thức từ nguyên liệu này nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường như phát ban, nổi mề đay, đau bụng, tiêu chảy, ngứa cổ họng,…

Lưu ý khi dùng giấm táo chữa đau dạ dày

Sử dụng giấm táo chữa đau dạ dày là mẹo đơn giản, dễ thực hiện nên khá được nhiều bệnh nhân áp dụng. Tuy nhiên, mẹo chữa này tiềm ẩn nhiều rủi ro và tác dụng không mong muốn. Do đó khi áp dụng, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

chữa đau dạ dày bằng giấm táo
Nên chủ động thăm khám và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
  • Giấm táo chứa nhiều axit và enzyme sản sinh trong quá trình lên men. Mặc dù có khả năng giảm độ pH của dịch vị nhưng nguyên liệu này có thể kích thích lên niêm mạc thực quản, dạ dày và tá tràng. Vì vậy, chỉ nên áp dụng cách chữa đau dạ dày bằng giấm táo trong trường hợp nhẹ, chưa xuất hiện ổ loét và chỉ nên áp dụng trong thời gian ngắn.
  • Cách chữa đau dạ dày bằng giấm táo chỉ là liệu pháp hỗ trợ, mang lại hiệu quả tạm thời. Do đó, bệnh nhân nên sắp xếp thời gian đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị y tế.
  • Sử dụng giấm táo lâu dài gây ra không ít tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Chính vì vậy, bệnh nhân nên cân nhắc về một số mẹo an toàn hơn như chữa đau dạ dày bằng lá mơ lông, mật ong, dầu dừa, nghệ tươi, gừng,…
  • Đau dạ dày bị chi phối bởi chế độ sinh hoạt và ăn uống. Để đạt được hiệu quả tốt, cần kết hợp các phương pháp điều trị cùng với lối sống khoa học và lành mạnh.

Chữa đau dạ dày bằng giấm táo là mẹo đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, cách chữa này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ và rủi ro. Vì vậy, bệnh nhân chỉ nên áp dụng mẹo chữa từ giấm táo trong thời gian ngắn. Thay vào đó, cần tiến hành thăm khám, điều trị y tế sớm để ngăn chặn biến chứng của bệnh.

5/5 - (4 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Người bị đau dạ dày có nên uống nước cam không?

Bị đau dạ dày có nên uống nước cam không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi thức uống này cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất nhưng...

Các nhóm thuốc gây hại cho dạ dày bạn nên tránh

Bên cạnh thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học, các vấn đề ở dạ dày còn là hệ quả do sử dụng thuốc. Dùng các loại thuốc...

Bị đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau không?

Bị đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau không?

"Bị đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau không?" là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi bên cạnh những lợi ích của các loại...

Bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?

Bị đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng được xem là yếu...

9 Loại thuốc tây chữa đau dạ dày nhanh, an toàn

9 Loại thuốc tây chữa đau dạ dày nhanh, an toàn

Các loại thuốc Tây chữa đau dạ dày không chỉ giúp kiểm soát cơn đau và những biểu hiện đi kèm mà còn làm giảm tiết dịch vị dư thừa,...

Tác hại của rượu bia đối với dạ dày bạn nên thận trọng

Dù có hương vị đặc trưng và được sử dụng phổ biến nhưng thức uống chứa cồn gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe. Trong đó phải kể...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn