Sau khi cắt amidan nên ăn gì và kiêng những gì nhanh khỏi?

Top 10 thuốc chữa trị viêm amidan được đánh giá cao hiện nay

Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? Có nên cắt không?

Bệnh viêm amidan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm amidan hốc mủ: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Bị viêm amidan nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Viêm amidan quá phát là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm amidan cấp tính: Dấu hiệu, chẩn đoán và phác đồ điều trị

6 Cách chữa viêm amidan bằng rau diếp cá bạn không nên bỏ qua

Chữa viêm amidan bằng mật ong: Đơn giản nhưng hiệu quả

Cách chăm sóc trẻ sau khi cắt amidan mẹ nên lưu ý

Sau khi trẻ cắt amidan, phụ huynh cần lên kế hoạch chăm sóc để đảm bảo vết mổ nhanh hồi phục, tránh chảy máu và viêm nhiễm. Thực tế cho thấy, đã có không ít trường hợp trẻ bị xuất huyết thứ phát do ăn uống, sinh hoạt không đúng cách. 

chăm sóc trẻ sau khi cắt amidan
Cần lên kế hoạch chăm sóc trẻ sau khi cắt amidan để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi

Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sau khi cắt amidan

Cắt amidan là phương pháp điều trị viêm amidan khá phổ biến. Phương pháp này được thực hiện khi viêm amidan cấp bùng phát > 5 lần/ năm, amidan phì đại khiến trẻ bị ngưng thở khi ngủ, thay đổi giọng nói và chậm phát triển thể chất.

Mặc dù là kỹ thuật khá đơn giản nhưng cắt amidan để lại vết mổ lớn và gây tổn thương các mô họng lân cận. Do đó, phụ huynh cần xây dựng chế độ chăm sóc phù hợp để phục hồi thể trạng cho bé. Đồng thời đẩy nhanh tốc độ lành thương và hạn chế các biến chứng phát sinh.

Để quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi, phụ huynh cần chăm sóc trẻ sau khi cắt amidan theo các bước sau đây:

1. Theo dõi tình trạng chảy máu sau mổ

Sau khi cắt amidan, trẻ cần ở lại bệnh viện theo dõi trong 4 – 6 tiếng để phát hiện và xử lý sớm các tai biến như chảy máu kéo dài gây hạ huyết áp, choáng váng, tai biến do thuốc mê,… Sau thời gian này, phụ huynh có thể đưa trẻ về nhà nghỉ ngơi. Tuy nhiên, vết mổ sau khi cắt amidan được cầm máu bằng phương pháp kẹp nén, dùng kẹp Kocher và đông điện nên rất dễ bị xuất huyết thứ phát.

Do đó sau khi trở về nhà, phụ huynh nên cho trẻ nằm nghiêng và đặt khay dưới miệng, dặn dò trẻ để dịch, nước bọt và máu chảy ra khay, tuyệt đối không nuốt vào bên trong. Thông qua biểu hiện của dịch, phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện tình trạng chảy máu kéo dài ở trẻ nhỏ. Nếu nhận thấy máy chảy nhiều, nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xử lý và theo dõi.

Nếu không có biểu hiện bất thường, phụ huynh có thể cho trẻ áp dụng một số phương pháp cầm máu để phòng ngừa xuất huyết thứ phát (chảy máu sau 24 giờ phẫu thuật). Cách đơn giản nhất để cầm máu tại nhà là cho trẻ ngậm từng viên đá nhỏ, nuốt hoặc nhổ nước bọt ra ngoài. Kết hợp với chườm lạnh ở xương hàm để làm co mạch máu và ngăn ngừa tình trạng chảy máu thứ phát.

2. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Sau khi cắt amidan, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh, chống viêm và giảm đau, hạ sốt để phòng ngừa nhiễm trùng và giảm các triệu chứng khó chịu sau phẫu thuật. Để quá trình lành thương diễn ra thuận lợi, phụ huynh nên cho trẻ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

chăm sóc trẻ sau khi cắt amidan
Phụ huynh cần cho trẻ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Dùng thuốc đúng cách có thể phòng ngừa viêm nhiễm và cải thiện tình trạng cổ họng sưng viêm, phù nề và đau buốt đáng kể. Ngược lại, tự ý thay đổi loại thuốc hoặc ngưng thuốc (đặc biệt là kháng sinh) có thể khiến vết mổ chậm lành, có nguy cơ viêm nhiễm và xuất huyết cao.

3. Chăm sóc răng miệng đúng cách

Ngoài sử dụng thuốc, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách để vết mổ nhanh lành và tránh nhiễm khuẩn. Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ sau khi cắt amidan:

chăm sóc trẻ sau khi cắt amidan
Trẻ có thể chải răng và súc miệng nhưng cần tránh súc họng, khạc nhổ trong 14 ngày sau phẫu thuật
  • Trẻ có thể đánh răng và súc miệng như bình thường nhưng cần tránh súc họng. Tình trạng này có thể kích thích vết mổ và gây ra hiện tượng chảy máu.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để làm dịu niêm mạc mũi và cổ họng cho bé. Biện pháp này giúp cải thiện tình trạng họng khô, đau rát và phù nề.
  • Dặn dò trẻ chải răng nhẹ nhàng để tránh kích thích lên vết mổ ở hai bên thành họng – đặc biệt là trong những ngày đầu. Nếu trẻ quá nhỏ, phụ huynh nên chải răng cho bé để tránh các rủi ro phát sinh.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để hạn chế tình trạng vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Ngoài ra, uống nhiều nước còn giúp cân bằng điện giải và hỗ trợ giảm tình trạng hôi miệng sau khi cắt amidan.

4. Thực hiện các biện pháp giảm đau

Đau là triệu chứng phổ biến sau khi cắt amidan. Tình trạng họng đau buốt và phù nề khiến trẻ mệt mỏi, ăn uống kém và sụt cân. Vì vậy, phụ huynh cần thực hiện các biện pháp an toàn để giảm đau cho con trẻ.

Các biện pháp giảm đau cho trẻ sau khi cắt amidan:

  • Sử dụng thuốc giảm đau cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc – đặc biệt là Aspirin, Ibuprofen và các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Các loại thuốc này có khả năng giảm đau nhưng dễ gây chảy máu vết mổ và làm phát sinh nhiều biến chứng, nhất là với trẻ dưới 12 tuổi.
  • Chườm đá hai bên má để giảm sưng đau và phù nề vết mổ.
  • Đánh lạc hướng trẻ bằng các hoạt động vui chơi.
  • Cho trẻ uống nước mát hoặc ngậm đá lạnh để giảm sưng đau và phù nề ở hai bên thành họng.

5. Xây dựng chế độ ăn đặc biệt

Amidan nằm ở hai bên hầu họng. Do đó, vết mổ dễ bị kích thích và đau rát trong quá trình ăn uống. Trong 14 ngày sau khi phẫu thuật, phụ huynh cần xây dựng cho bé chế độ ăn đặc biệt để tránh kích thích lên vết mổ, đồng thời hỗ trợ phục hồi thể trạng và đẩy nhanh tốc độ lành thương.

chăm sóc trẻ sau khi cắt amidan
Cho trẻ dùng thức ăn mềm, lỏng và nguội để tránh kích thích lên vết mổ

Chế độ ăn cho trẻ sau khi cắt amidan:

  • Ngày đầu tiên: Ngày đầu tiên sau khi cắt amidan, cổ họng trẻ bị sưng viêm và phù nề nặng nên gần như không thể ăn uống. Lúc này, mẹ nên cho trẻ uống 1 ít sữa lạnh để giảm đau buốt cổ họng và cung cấp năng lượng, dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu trẻ đau nhiều, nên chia nhỏ lượng sữa cho trẻ dùng nhiều lần trong ngày.
  • Từ ngày thứ 2 trở đi: Kể từ ngày thứ 2 trở đi, mẹ có thể cho trẻ dùng các món ăn lỏng, mềm như súp và cháo (nên nấu với nước hầm xương để cung cấp thêm dinh dưỡng cho bé). Khi chế biến, cần nêm nếm ít gia vị và để nguội hoàn toàn trước khi cho trẻ ăn.
  • Ngày thứ 5 trở đi: Đến ngày thứ 5, vết mổ được phục hồi đáng kể và ít đau rát hơn so với những ngày đầu. Từ thời điểm này, mẹ có thể cho trẻ ăn cháo nấu đặc hơn. Tuy nhiên, cần băm nhuyễn thịt, cá, nấm và các loại rau củ để trẻ dễ dàng nhai, nuốt, hạn chế tình trạng vết mổ bị kích thích và chảy máu.
  • Từ ngày thứ 15: Sau thời gian này, trẻ có thể ăn cơm như bình thường. Tuy nhiên để tránh chảy máu và đau rát, mẹ vẫn nên dặn dò trẻ tránh ăn thực phẩm cứng, khô, thức ăn nóng và chứa nhiều gia vị cay.

Chế độ dinh dưỡng được xem là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phục hồi sau khi cắt amidan. Vì vậy, phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến yếu tố này để vết mổ nhanh lành và thể trạng của trẻ được phục hồi hoàn toàn.

6. Dặn dò trẻ tránh một số hoạt động

Ngoài ra, mẹ cũng nên dặn dò trẻ tránh một số hoạt động ảnh hưởng đến quá trình lành thương. Nếu không kiêng cử, vết mổ ở hai bên thành họng có thể bị kích thích, dẫn đến tình trạng chảy máu và viêm nhiễm.

chăm sóc trẻ sau khi cắt amidan
Phụ huynh cần dặn trẻ không được gào khóc và la hét sau khi phẫu thuật cắt amidan

Một số hoạt động trẻ cần tránh sau khi phẫu thuật cắt amidan:

  • Sau 24 giờ, trẻ có thể nói chuyện nhưng cần tránh khóc lóc và gào thét quá mức. Các hoạt động này tác động trực tiếp đến thành họng dẫn đến tình trạng vết mổ bị kích thích, chảy máu và đau rát nhiều.
  • Dặn trẻ không được súc họng hoặc dùng tay chạm vào vết mổ.
  • Không cho trẻ xì mũi và khạc nhổ trong ít nhất 10 ngày sau phẫu thuật. Nếu hắt xì, cần dặn trẻ không được bịt mũi và dùng tay che miệng.
  • Sau 1 tuần cắt amidan, các giả mạc bám trên vết mổ sẽ dần bong ra. Lúc này, phụ huynh nên dặn trẻ không được dùng tay bóc giả mạc hoặc khạc nhổ quá mức khiến vết thương chảy máu.
  • Dặn trẻ tránh các hoạt động mạnh như chạy nhảy, đạp xe, đá bóng,… trong ít nhất 2 tuần sau phẫu thuật. Nếu thực hiện các hoạt động này, vết mổ có thể bị kích thích và chảy máu.

7. Phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm sau khi cắt amidan

Sau khi cắt amidan, trẻ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp (cảm lạnh, cảm cúm,…) hơn so với bình thường. Nguyên nhân là do vết mổ chưa lành hẳn khiến vi khuẩn dễ dàng trú ngụ và phát triển.

Hơn nữa, amidan là cơ quan có vai trò miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân có hại. Khi cơ quan này bị loại bỏ, chức năng đề kháng của cơ thể sẽ giảm đi đáng kể khiến trẻ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm. Do đó, phụ huynh cần chủ động phòng ngừa bệnh cho con trẻ bằng một số biện pháp như:

chăm sóc trẻ sau khi cắt amidan
Chủ động phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm cho trẻ trong quá trình hồi phục (khoảng 14 ngày)
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách
  • Dặn dò trẻ nghỉ ngơi tại nhà, tránh di chuyển và vui chơi ngoài trời – nhất là trong thời điểm độ ẩm cao, mưa nhiều
  • Không cho trẻ tiếp xúc với những người bị viêm đường hô hấp cấp
  • Giữ ấm cơ thể và hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người như siêu thị, bến xe, sân bay,…
  • Đeo khẩu trang và vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên

8. Đưa trẻ đến bệnh viện khi cần thiết

Nếu quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi, phụ huynh không nhất thiết phải đưa trẻ quay lại bệnh viện. Tuy nhiên nếu nghi ngờ trẻ gặp phải biến chứng hậu phẫu, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để được thăm khám và xử lý kịp thời. Tình trạng chủ quan có thể khiến biến chứng tiến triển nặng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con trẻ.

chăm sóc trẻ sau khi cắt amidan
Phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường như chảy máu, sốt cao,…

Vì vậy, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện khi nhận thấy các triệu chứng bất thường như:

  • Trẻ sốt cao trên 39 độ C và không thuyên giảm sau khi dùng thuốc
  • Trẻ bị chảy máu kéo dài
  • Buồn nôn và nôn mửa liên tục
  • Cổ họng đau nhiều khiến trẻ mệt mỏi, không thể ăn uống
  • Trẻ bỏ ăn, bỏ uống hoàn toàn
  • Không tiểu tiện trong 8 giờ đồng hồ
  • Mất giọng kéo dài trong 12 giờ đồng hồ

Thông thường sau khi cắt amidan, trẻ có thể bị chảy máu, sốt và mất giọng. Nhưng tình trạng này thường xảy ra trong thời gian ngắn và dễ dàng kiểm soát thông qua sử dụng thuốc. Nếu triệu chứng kéo dài, phụ huynh cần đưa trẻ quay lại bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Ngoài ra sau khi phẫu thuật, trẻ có thể xuất hiện một số biểu hiện như ngủ ngáy, thay đổi giọng nói, hơi thở có mùi, vết mổ có màu xám, vàng và có giả mạc,… Tuy nhiên, đây đều là các triệu chứng bình thường, hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì vậy, phụ huynh không nên quá lo lắng nếu nhận thấy các triệu chứng kể trên.

Chăm sóc trẻ sau khi cắt amidan đúng cách có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi vết thương và hạn chế tối đa các biến chứng phát sinh. Tuy nhiên để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này, phụ huynh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Viêm amidan xơ teo là gì? Nguyên nhân và xử lý

Viêm amidan xơ teo là thể lâm sàng của viêm amidan mãn tính, thường gặp ở người trưởng thành. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do nhiễm trùng...

Viêm amidan ở trẻ em

Viêm amidan ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hện và hướng xử lý

Trẻ em là đối tượng dễ gặp phải các bệnh lý liên quan đến các bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, cảm cúm, sổ mũi...Trong đó, viêm amidan...

Áp xe amidan

Áp xe amidan là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Áp xe amidan là một trong các biến chứng tại chỗ phổ biến nhất của bệnh viêm amidan cấp nhưng không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng...

Trẻ bị sốt do viêm amidan có nguy hiểm không? Mấy ngày khỏi?

Trẻ bị sốt do viêm amidan có nguy hiểm không? Mấy ngày khỏi?

"Trẻ bị sốt do viêm amidan có nguy hiểm không? Mấy ngày khỏi?" là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Mặc dù triệu chứng thường gặp nhưng...

Phì đại amidan: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Phì đại amidan: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Phì đại amidan là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng amidan tăng kích thước bất thường. Bệnh lý đặc trưng bởi các triệu chứng như đau họng, khó nuốt,...

phẫu thuật cắt amidan bằng máy coblator

Phẫu thuật cắt Amidan bằng máy Coblator: Quy trình và chi phí

Phẫu thuật cắt Amidan bằng máy Coblator là một trong những biện pháp chữa trị viêm amidan phổ biến. Phương pháp này được đánh giá tân tiến bậc nhất hiện nay...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn