Bệnh viêm amidan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm amidan hốc mủ: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Bị viêm amidan nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Viêm amidan quá phát là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm amidan cấp tính: Dấu hiệu, chẩn đoán và phác đồ điều trị

6 Cách chữa viêm amidan bằng rau diếp cá bạn không nên bỏ qua

Chữa viêm amidan bằng mật ong: Đơn giản nhưng hiệu quả

Viêm amidan có lây không? Có di truyền không?

Dùng lá trầu không chữa viêm amidan an toàn, hiệu quả

Viêm amidan khi mang thai và cách điều trị an toàn

Cắt amidan có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng gì không?

Cắt amidan có nguy hiểm không, có lợi hay hại là băn khoăn của rất nhiều người chuẩn bị làm phẫu thuật này. Việc phẫu thuật amidan đầu hết chỉ được chỉ định khi các triệu chứng bệnh trong giai đoạn nguy hiểm. Người bệnh cần phải lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để tiến hành phẫu thuật nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng có thể xuất hiện.

Có nên cắt amidan không?

Nguyên nhân gây viêm amidan chính là do sự tấn công của các vi khuẩn, virus khiến hệ miễn dịch suy yếu, amidan không thế chống chọi được và sưng viêm bên trong hầu họng. Bệnh kéo dài lâu có thể dẫn tới viêm amidan hốc mủ, amidan sưng to chèn ép đường thở cùng rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho các cơ quan lân cận.

Cắt amidan có nguy hiểm không
Việc cắt amidan chỉ được chỉ định khi các phương pháp điều trị nội khoa không còn đem lại hiệu quả

Bình thường amidan đóng vai trò như một hàng rào chắn để ngăn ngừa sự tấn công và xâm nhập của các dị nguyên bên ngoài. Khi amidan bị tổn thương hay gặp vấn đề sẽ khiến hệ miễn dịch cũng bị suy yếu, tình trạng đau rát họng, hôi miệng, ho khan, ho có đờm kéo dài lâu ngày làm sức khỏe suy giảm nhanh chóng.

Do vai trò của amidan với sức khỏe và hệ miễn dịch nên việc cắt amidan thường không thực sự được khuyến khích nhiều, đặc biệt với trẻ nhỏ. Thường bác sẽ ưu tiên điều trị bằng các phương pháp nội khoa như dùng thuốc Đông y, tây y trong một thời gian, nếu không có hiệu quả vì việc phẫu thuật sẽ được chỉ định cuối cùng. Những trường hợp thường được chỉ định cắt amidan bao gồm

  • Viêm amidan mãn tính đã tái phát nhiều lần, khoảng từ 4- 5 lần/ năm
  • Xuất hiện amidan hốc mủ, amidan bã đậu làm hôi miệng mà dùng các phương pháp điều trị khác không khỏi dứt điểm
  • Viêm amidan quá phát (phì đại amidan) làm chèn ép đường thở, người bệnh thường xuyên gặp tình trạng thở khó, ngưng thở khi ngủ, thở khò khè, gáy gỗ, đồng thời việc nhai nuốt thức ăn hằng ngày cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
  • Viêm amidan gây sỏi amidan hay xuất hiện áp xe amidan hơn 1 lần/ năm
  • Có dấu hiệu ung thư vòm họng
  • Viêm amidan mãn tính lâu ngày làm xuất hiện các biến chứng sang các cơ quan lân cận như viêm xoang, viêm VA, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm khí quản,…
  • Xuất hiện các biến chứng xa có liên quan đến viêm amidan như cầu thận cấp, viêm khớp, viêm nội tâm mạc,…

Cắt amidan có nguy hiểm không?

Hiện nay với nền y học vô cùng hiện đại, các phẫu thuật amidan không còn quá khó khăn hay phức tạp và hầu hết các bệnh viện lớn hiện nay đều có. Thời gian phẫu thuật khá nhanh chóng, người bệnh chỉ cần nghỉ ngắn ngày để theo dõi là có thể xuất viện và tự chăm sóc tại nhà. Do đó người bệnh không cần quá băn khoăn việc “Cắt amidan có nguy hiểm không”.

Cắt amidan có nguy hiểm không
Với các kỹ thuật y học hiện đại hiện nay, việc phẫu thuật cắt amidan không còn quá nguy hiểm

Các phương pháp cắt amidan phổ biến nhất hiện nay như

  • Cắt amidan bằng dụng cụ Sluder
  • Cắt amidan bằng laser
  • Cắt amidan bằng dao plasma
  • Cắt amidan bằng dao điện đơn cực/ lưỡng cực
  • Phương pháp bóc tách và thòng lọng
  • Cắt amidan bằng Coblator

Tuy nhiên, thực tế khi tiến hành động chạm đến “dao kéo” lên cơ thể thì vẫn có thể xuất hiện một số nguy hiểm, thường là do kỹ thuật bác sĩ quá kém, quy trình sát trùng dụng cụ hay phòng bệnh không đảm bảo hoặc do sốc thuốc. Cụ thể hơn, một số biến chứng có thể xuất hiện khi phẫu thuật viêm amidan như

  • Mất máu cấp trong khi phẫu thuật: các dây thần kinh, mạch máu tại cổ họng vô cùng mỏng manh và nhạy cảm. Trong quá trình thực hiện nếu bác sĩ không đủ kinh nghiệm và tay nghề có thể nhầm lẫn hay vô tình làm dứt mạch máu ở cổ họng dẫn đến máu chảy ra hồ ạt. Nếu không tiến hành cầm máu kịp thời có thể dẫn đến mất máu nhiều gây tử vong tại chỗ.
  • Sốc phản vệ với thuốc gây mê: thường bác sĩ sẽ tiến hành gây mê người bệnh trước khi phẫu thuật để đảm bảo thực hiện các kỹ thuật chính xác hơn và giảm cảm giác đau đớn cho người bệnh. Trước khi phẫu thuật người bệnh cũng sẽ được làm một số xét nghiệm để thăm dò các phản ứng với thuốc, tuy nhiên do bệnh viện thiếu sót hoặc không làm đủ quy trình nên có thể dùng cho những người dị ứng với nhóm thuốc này. Do đó khi tiêm thuốc vào người cơ thể sẽ tự gây ra các phản ứng lại như sốc phản vệ, người bệnh có thể bị co giật, hôn mê sâu hơn.
  • Nhiễm trùng hậu phẫu: Tình trạng này có thể xảy ra do quy trình sát trùng sát khuẩn các dụng cụ không được đảm bảo khiến các vi khuẩn xâm nhập khi đang phẫu thuật và viêm nhiễm bên trong. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhiễm trùng cũng có thể xuất hiện do chế độ chăm sóc sau hậu phẫu của người bệnh không được đảm bảo.
  • Tử vong: Dù chỉ có khoảng 2- 3% trường hợp tử vong do phẫu thuật viêm amidan thường liên quan đến nguyên nhân xuất huyết. Có thể do nhiễm trùng máu, rối loạn đông máu xảy ra cả trong lúc phẫu thuật hoặc cũng có thể xảy ra sau đó từ 7- 10 ngày.

Do đó với băn khoăn “Cắt amidan có nguy hiểm không” thì câu trả lời là có, nhưng thực chất rất ít. Lựa chọn các bệnh viện uy tín, có chuyên khoa về tai – mũi – họng, có đầy đủ các cơ sở vật chất hỗ trợ hiện đại để tiến hành phẫu thuật chính là cách hạn chế thấp nhất các biến chứng có thể xuất hiện.

Tại đây các bác sĩ sẽ hỗ trợ kiểm tra thăm khám và làm các xét nghiệm trên toàn thân để đảm bảo người bệnh đáp ứng đủ yêu cầu phẫu thuật. Các phản ứng với thuốc cũng được kiểm tra nhằm có hướng thay đổi phù hợp. Sau phẫu thuật người bệnh cũng được yêu cầu nằm lại theo dõi trong một vài ngày để kiểm tra hướng phụ hồi và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra. Nhờ đó có thể đảm bảo an toàn tốt nhất cho người phẫu thuật amidan.

Đồng thời cần tuyệt đối không được phẫu thuật cắt bỏ amidan với những đối tượng sau để phòng tránh nguy hiểm

  • Bệnh nhân viêm amidan trong giai đoạn cấp
  • Bệnh nhân đang mắc nhiễm khuẩn cục bộ hoặc toàn thân
  • Người đang sống tại khu vực có dịch sốt xuất huyết hoặc bệnh cúm
  • Phụ nữ mang thai, hay nữ giới đang trong giai đoạn hành kinh
  • Trẻ dưới 5 tuổi và người trên 55 tuổi, tuy nhiên đối tượng này vẫn có thể xem xét lại tình trạng sức khỏe và vẫn có thể tiến hàng thực hiện nếu viêm amidan đã quá nguy hiểm

Ảnh hưởng sau khi cắt amidan

Bên cạnh băn khoăn Cắt amidan có nguy hiểm không thì những ảnh hưởng của sức khỏe sau khi thực hiện phẫu thuật này là gì cũng được rất nhiều người quan tâm.

Cắt amidan có nguy hiểm không
Người bệnh có thể bị viêm họng hay thay đổi giọng nói nhưng hoàn toàn có thể xử lý được

Việc cắt bỏ amidan có thể giải quyết được tình trạng sưng viêm amidan kéo dài, người bệnh ăn uống, nói chuyện dễ chịu hơn, loại bỏ được tình trạng hôi miệng và ngăn ngừa các biến chứng cho các cơ quan lân cận nhưng do vai trò quan trọng của amidan nên nó cũng có thể gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sau khi cắt bỏ amidan, giọng nóng của người bệnh có thể thay đổi trong thời gian đầu, giọng nói có thể trầm khàn hơn tuy nhiên nếu thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ thì có thể khôi phục lại nhanh chóng. Dù vai trò của amidan khá quan trọng trong hệ miễn dịch nhưng trong hệ thống miễn dịch này còn rất nhiều cơ quan khác có thể bổ trợ thay thế chức năng của amidan.

Tuy nhiên ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, do các cơ quan trong cơ thể chưa thực sự hoàn thiện nên đôi khi việc cắt amidan có thể khiến bé dễ ốm hơn. Sai 10 tuổi, cơ thể dần hoàn thiện hơn, chức năng của amidan cũng có xu hướng giảm dần nên việc loại bỏ nó cũng không còn ảnh hưởng quá nhiều.

Cần chú ý rằng, sau khi cắt bỏ amidan nhiều người có cảm giác vướng hay đau ngứa họng mà nhầm tưởng là amidan đang mọc lại. Nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm. Tình trạng ngứa bên trong cổ họng có thể do còn sót lại amidan chưa được cắt bỏ hết do kỹ thuật tay nghề bác sĩ kém, đồng thời điều này có thể làm tăng gnuy cơ nhiễm trùng nặng hơn. Người bệnh cần nhanh chóng bến bệnh viện để có hướng xử lý kịp thời.

Ngoài ra, một nhầm tưởng khác mà sau cắt amidan hay nhầm lẫn chính là tình trạng viêm họng vẫn có thể xảy ra. Vẫn có một số nguyên nhân khác gây viêm họng như dị ứng hay cũng do các vi khuẩn xâm nhập hoặc cũng chính là do amidan còn sót lại. Tốt nhất người bệnh nên liên hệ với bác sĩ trong trường hợp này để được kiểm tra và hỗ trợ chính xác.

Như vậy dù ít dù nhiều, khi loại bỏ bất cứ một cơ quan nào đó trong cấu tạo chức năng bình thường của cơ thể vẫn có thể xuất hiện một số ảnh hưởng. Thay đổi một chế độ sống khoa học lành mạnh, thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chính là cách tốt nhất để phòng tránh những ảnh hưởng không tốt này.

Chế độ chăm sóc hậu phẫu giúp ngăn ngừa các biến chứng và ảnh hưởng

Để hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng và ngăn ngừa các ảnh hưởng khác xuất hiện, sau phẫu thuật người bệnh nên thay đổi chế độ sống lành mạnh hơn. Tùy phương pháp phẫu thuật và sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh lại từ 2- 5 ngày để theo dõi tốc độ phục hồi để hỗ trợ kịp thời.

Sau 24 phẫu thuật

Ngay sau khi phẫu thuật hầu như sẽ có y tá theo dõi, kiểm tra sức khỏe thường xuyên để xem xét các chỉ số và phản ứng cơ thể để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Trong giai đoạn này nếu thấy có bất cứ sự khó chịu nào như cảm thấy buồn nôn, nôn, đau nhức choáng váng trầm trọng hãy thông báo ngay cho bác sĩ để kịp thời giải quyết.

Cắt amidan có nguy hiểm không
Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn sau phẫu thuật và thông báo cho bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường

Một số chú ý trong giai đoạn này như sau

  • Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế ngồi dậy hay đi lại quá nhiều
  • Không nên nằm trên gối cao mà ưu tiên nằm ngửa, nằm nghiêng sao một bên
  • Uống thuốc theo hướng dẫn từ bác sĩ
  • Quan sát màu sắc của nước bọt, nếu thấy vài tia máu li ti lẫn trong nước bọt thì không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu thấy nước bọt có màu dưới hay xuất hiện nhiều tia máu đỏ trong nước bọt thì cần thông báo ngay cho bác sĩ vì có thể là dấu hiệu xuất huyết
  • Chú ý không dùng gắng sức khạc nước bọt hay nôn
  • Trong vòng 24 h phẫu thuật người bệnh có thể chưa được ăn uống gì mà chủ yếu là truyền đạm, nếu cảm thấy khát nước nên dùng từng ngụm nhỏ một, ưu tiên nước ấm, không dùng nước quá lạnh hay quá nóng.
  • Thông báo ngay cho bác sĩ nếu thấy các triệu chứng bất thường như sốt cao, nôn ói kéo dài,

Trong 10 ngày tiếp theo

Thường với các phẫu thuật cổ thì cần từ 7- 10 ngày mới có thể ổn định hơn . Do đó trong giai đoạn này tình trạng viêm nhiễm vẫn có nguy cơ xảy ra cao. Đồng thời nếu không có chế độ chăm sóc phù hợp thì bạn còn có nguy cơ để lại sẹo nếu thực hiện các phẫu thuật xâm lấn từ bên ngoài.

Người bệnh nên chú ý các vấn đề sau

  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn
  • Sau 2 ngày đầu người bệnh đã có thể ăn nhưng nên ăn các món ăn được nấu lỏng như cháo, súp hay các loại canh rau củ được hầm nhừ, tránh nêm nêm gia vị quá nhiều
  • Tránh ăn các thực phẩm khô cứng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ăn có thể gây dị ứng
  • Một số loại đồ ăn có thể gây ngứa hay để lại sẹo như rau muống, thịt bò, thịt gà, hải sản cũng là nhóm thực phẩm bạn nên hạn chế hoàn toàn
  • Ưu tiên ăn chín uống sôi, tránh dùng các đồ tái sống, đồ lạnh..
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ uống có ga, trà sữa, nước ngọt vì có thể làm kích ứng niêm mạc họng
  • Có thể uống một số loại nước trái cây để tăng cường thêm vitamin và khoáng chất tuy nhiên nên uống nước ép tự nhiên, không thêm đường hay thêm đá. Do đó nên chọn những loại trái cây có vị ngọt như lựu, ổi, táo hay dưa hấu..
  • Đi bộ nhẹ nhàng, không nên vận động quá mạnh
  • Giữ kín vùng cổ và họng, nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, mặc áo ấm để tránh các vi khuẩn xâm nhập.
  • Trong giai đoạn này nếu cảm thấy cổ bị sưng, phù nề có thể nằm hơi cao đầu một chút
  • Giữ tâm lý vui vẻ lạc quan cũng góp phần giúp tốc độ hồi phục nhanh chóng hơn
  • Uống thuốc đúng giờ theo hướng dẫn từ bác sĩ
  • Thông báo cho bác sĩ nếu thấy các dấu hiệu bất thường nào khác.
  • Tái khám cắt chỉ theo đúng lịch hẹn từ bác sĩ

Sau khoảng 10 ngày và tái khám với bác sĩ, người bệnh hầu như đã có thể quay trở lại cuộc sống bình thường mà không cần phải kiêng khem quá nhiều. Tuy nhiên vẫn cần duy trì chế độ sinh hoạt khoa học lành mạnh cùng bổ sung đầy đủ các dưỡng chất mỗi ngày để phòng tránh nguy cơ bệnh tái phát.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp băn khoăn “Cắt amidan có nguy hiểm không”. Hãy tìm hiểu kỹ các cơ sở y tế trước khi tiến hành thăm khám hay cắt amidan để đảm bảo an toàn cho chính bản thân.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Viêm amidan hốc mủ nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Viêm amidan hốc mủ nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

"Viêm amidan hốc mủ nên uống thuốc gì nhanh khỏi?" là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi các triệu chứng bệnh lý không chỉ gây đau nhức,...

Viêm amidan gây hôi miệng và cách khắc phục hiệu quả

Viêm amidan gây hôi miệng là tình trạng rất nhiều người gặp phải và gây trở ngại đến việc giao tiếp hàng ngày. Điều này đã ảnh hưởng đến công...

Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Viêm amidan mãn tính là tình trạng amidan bị viêm nhiễm kéo dài và tái phát nhiều lần. Bệnh tiến triển dai dẳng với biểu hiện lâm sàng tương đối...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn