Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Mề đay da vẽ nổi: Đặc điểm nhận biết và điều trị

Uống rượu bia xong bị nổi mề đay – Cần cảnh giác

Dùng lá kinh giới chữa mề đay có khỏi không?

Cách trị mề đay bằng lá hẹ – Hiệu quả nếu dùng đúng

Bệnh mề đay cấp tính có nguy hiểm không? Cách chữa trị

Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là bị gì, làm sao hết?

Nổi mề đay có lây không, làm sao phòng ngừa?

Bệnh phong ngứa – Cách điều trị và thông tin cần biết

Chữa nổi mề đay bằng lá khế – Mẹo dân gian hiệu nghiệm

Hướng dẫn cách trị mề đay bằng muối cực hay

Cách trị mề đay bằng muối có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Để thực hiện biện pháp đạt hiệu quả cao và tránh các rủi ro không mong muốn, người bệnh có thể tham khảo cách thực hiện trong bài viết bên dưới.

dùng muối điều trị mề đay
Tham khảo một số cách điều trị mề đay bằng muối hiệu quả an toàn

Trị mề đay bằng muối có hiệu quả không?

Mề đay mẩn ngứa là bệnh lý da liễu phổ biến gây nổi nhiều mẩn đỏ và ngứa ngáy. Tình trạng này thường có liên quan đến các bệnh lý dị ứng, vết cắn của côn trùng hoặc do ảnh hưởng của một số bệnh lý khác trong cơ thể.

Bệnh mề đay cần được điều trị và chăm sóc hợp lý để tránh các biến chứng như nhiễm trùng da, gây sốc phản vệ hoặc tăng các nguy mắc các bệnh ngoài da khác bao gồm viêm da cơ địa, viêm da dị ứng. Trong các trường hợp bệnh mới khởi phát hoặc các dấu hiệu không nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà, bao gồm các mẹo trị mề đay bằng muối.

cách trị mề đay tại nhà
Mề đay là bệnh ngoài da mãn tính và có xu hướng tái phát thường xuyên

Theo Đông y, muối có vị mặn, tính hàn thường được sử dụng để lương huyết, sát trùng, tiêu viêm, giải độc và dùng như một vị thuốc dẫn của một số bài thuốc khác. Với các đặc tính chống ngứa, giảm viêm như trên, muối thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý ngoài da như nổi mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa, chàm hoặc thậm chí là mụn nhọt.

Theo y học hiện đại, muối có thành phần hóa học là NaCl với vị mặn đặc trưng và có khả năng sát trùng rất cao. Bên cạnh đó, muỗi cũng được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa viêm nhiễm, ngăn ngừa mẩn đỏ, ngứa da và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

Ngoài ra, muối thường là nguyên liệu lành tính, ít hoặc không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, các biện pháp trị mề đay bằng muối thường được người bệnh lựa chọn và áp dụng.

Tuy nhiên, cách trị mề đay bằng muối thường chỉ là giải pháp tạm thời và không có tác dụng điều trị bệnh triệt để. Do đó, bên cạnh việc sử dụng muối, người bệnh nên có các biện pháp chăm sóc, bảo vệ da phù hợp.

Hướng dẫn cách trị mề đay bằng muối đơn giản

Cách dùng muối điều trị các triệu chứng mề đay an toàn, hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo một số cách phổ biến như:

1. Sử dụng nước muối điều trị viêm da cơ địa

Nước muối có đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm, chống dị ứng và hỗ trợ điều trị tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa hiệu quả. Phương pháp này phù hợp với tình trạng mề đay mẩn ngứa ở tay, chân hoặc mề đay ở một khu vực nhỏ do côn trùng cắn hoặc tiếp xúc với dị nguyên dị ứng gây ra.

điều trị mề đay bằng muối
Nước muối có thể sát khuẩn, tiêu viêm và cải thiện các triệu chứng mề đay mẩn ngứa

Người bệnh có thể pha 2 thìa muối ăn với 2 lít nước đun sôi và dùng nước này để ngâm rửa, vệ sinh da. Ngoài ra, các loại nước muối sinh lý 0.9% được phân phối ở các nhà thuốc cũng cho hiệu quả điều trị tương tự.

Lưu ý: Sau khi ngâm rửa bằng nước muối, người bệnh nên vệ sinh da bằng nước mát. Điều này tránh việc tinh thể muối gây khô, kích ứng, tắc nghẽn lỗ chân lông và gây nổi mề đay tái phát.

2. Chườm muối nóng cải thiện các triệu chứng mề đay

Biện pháp này đặc biệt phù hợp với người bệnh mề đay do thời tiết lạnh hoặc tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên dẫn đến nổi mẩn đỏ. Bên cạnh đó, chườm muối nóng cũng hỗ trợ cải thiện triệu chứng ngứa, viêm da ở những người nổi mề đay do sử dụng thức ăn lạnh, có tính hàn.

cách trị mề đay bằng muối
Chườm muối nóng có thể cải thiện các triệu chứng một cách nhanh chóng

Cách trị mề đay bằng muối nóng được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 100 g muối, rang nóng đến khi muối bốc khói và hơi ngả sang màu vàng là được.
  • Cho muối vào túi vải, cột chặt miệng túi và để khoảng 5 phút để muối nguội bớt.
  • Chườm túi muối rang nóng lên khu vực nổi mề đay hoặc ngứa da. Khi chườm cần chú ý độ nóng của muối để tránh gây bỏng hoặc rát da.

Chườm muối nóng có thể cải thiện các triệu chứng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh nên hạn chế áp dụng phương pháp này ở nơi da nhạy cảm như mặt, cổ, gáy hoặc bụng.

3. Kết hợp muối và lá mướp điều trị mề đay

Theo nhiều nghiên cứu, lá mướp cũng có tính sát trùng, tiêu viêm, kháng khuẩn và hạn chế ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm. Do đó, việc kết hợp lá mướp và muối có thể tăng hiệu quả điều trị mề đay mẩn ngứa.

cách trị mề đay bằng muối và lá mướp
Kết hợp muối và lá mướp có thể tăng tác dụng điều trị mề đay

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 4 – 5 lá mướp tươi, rửa sạch để ráo nước.
  • Giã nát lá mướp với 1 thìa cà phê muối ăn.
  • Vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ sau đó thoa hỗn hợp lên da, để yên trong 20 – 30 phút.
  • Rửa sạch lại với nước mát và để da khô tự nhiên.
  • Thực hiện các biện pháp 2 lần / ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Một số lưu ý khi trị mề đay bằng muối

Việc sử dụng muối điều trị mề đay mẩn ngứa có thể hỗ trợ cải thiện nhanh các triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Bên cạnh đó để bảo bảo an toàn và ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như:

  • Mề đay mẩn ngứa xuất hiện khi các hoạt động của hệ thống miễn dịch bị rối loạn hoặc khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Việc sử dụng cách trị mề đay bằng muối chỉ cải thiện được các triệu chứng, không thể điều trị dứt điểm bệnh.
  • Không áp dụng muối hoặc nước muối lên khu vực da có vết thương hở hoặc tổn thương. Điều này có thể gây xót, rát hoặc khiến vết thương nhiễm trùng và trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Các biện pháp điều trị mề đay bằng muối không thể thay thế thuốc trị mề đay hoặc phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Sử dụng muối thường xuyên hoặc với liều lượng lớn có thể gây khô da, tăng độ nhạy cảm và dễ kích ứng.
  • Thay đổi lối sống, xác định và tránh tiếp xúc với các dị nguyên dị ứng để ngăn ngừa mề đay tái phát trong tương lai.
  • Trong các trường hợp mề đay nghiêm trọng hoặc kèm theo các dấu hiệu sốc phản vệ như khó thở, hen suyễn, chóng mặt, buồn nôn,… người bệnh nên gọi cho cấp cứu hoặc đến cơ sở y tế gần nhất.

Các cách trị mề đay bằng muối có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tạm thời và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, bên cạnh việc sử dụng muối người bệnh nên có biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh hợp lý.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Bị mề đay có cần phải kiêng gió, kiêng nước không?

Bị mề đay mẩn ngứa có cần phải kiêng gió, kiêng nước không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi theo quan niệm dân gian, gió và...

Nổi mề đay sau sinh thường không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu chăm sóc da không đúng cách này bệnh dễ chuyển mạng tính, thậm chí xuất hiện biến chứng.

Bị nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết? Cách chữa trị

Nhiều trường hợp nổi mề đay sau sinh hết trong vài ngày. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cần đến 2 tháng mới khỏi bệnh. Mặt khác, bệnh còn dễ...

Dị ứng mề đay có thể tự khỏi sau vài ngày.

Bệnh nổi mề đay có tự khỏi không? Ý kiến chuyên gia

Người bệnh nổi mề đay có thể sẽ tự khỏi bệnh sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng mề đay kéo dài hơn một tuần hoặc tái...

Lý do bị ngứa khắp người không nổi mẩn – Bạn nên biết

Hầu hết các trường hợp ngứa khắp người không nổi mẩn liên quan đến một số tình trạng da không nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi các tình trạng này có...

Bệnh mề đay có thể điều trị tận gốc.

Bệnh nổi mề đay trị tận gốc, dứt điểm được không?

Nổi mề đay là một dấu hiệu xuất hiện trên da khi cơ thể bị dị ứng (với thức ăn, thời tiết, phấn hoa, lông vật nuôi,...). Chứng mề đay...

Bị nổi chấm đỏ trên chân – Nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng nổi chấm đỏ trên chân thường có liên quan đến một số tình trạng tiềm ẩn như dị ứng hoặc các bệnh viêm da. Tuy nhiên, trong một...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn