Đau dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Tiến sĩ – Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh: Chuyên gia YHCT hàng đầu trong lĩnh vực dạ dày – tiêu hóa

Mẹo chữa dạ dày bằng lá vú sữa dân gian hay dùng

6 Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ đơn giản hiệu quả nhất

5 Cách dùng tỏi chữa đau dạ dày không phải ai cũng biết

Nhất Nam Y Viện – Địa chỉ điều trị bệnh dạ dày TIN CẬY của người Việt – dành cho người Việt

Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong hay hơn uống thuốc

Những loại trái cây người đau dạ dày nên và không nên ăn

Bài thuốc từ cây xạ đen chữa đau dạ dày hiệu quả

Thực hư bột baking soda có chữa được đau dạ dày?

Bị đau dạ dày ăn khoai lang, khoai tây có tốt không?

Bị đau dạ dày có nên ăn khoai lang, khoai tây không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Bởi bổ sung thực phẩm không phù hợp có thể bùng phát cơn đau kèm theo một số triệu chứng như nóng rát, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng,… Tham khảo bài viết để được giải đáp cụ thể vấn đề này, đồng thời nắm bắt rõ một số lưu ý khi bổ sung khoai lang, khoai tây vào thực đơn ăn uống. 

đau dạ dày có nên ăn khoai tây không
Bị đau dạ dày có nên ăn khoai tây, khoai lang không?

Đau dạ dày (đau thượng vị) là tình trạng thường gặp ở người trưởng thành. Tình trạng này đặc trưng bởi hiện tượng cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị (vùng bụng nằm dưới xương ức và trên rốn). Ngoài ra, đau dạ dày còn đi kèm với một số triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa, ợ hơi, ợ nóng,…

Các triệu chứng đau dạ dày có thể tiến triển nặng và bùng phát với tần suất thường xuyên hơn ở những người có chế độ ăn không phù hợp. Chính vì vậy, trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần phải kiêng cử một số loại thực phẩm nhất định. Nếu tiếp tục bổ sung, ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày có thể tiến triển theo chiều hướng xấu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bị đau dạ dày có nên ăn khoai lang không?

Người bị đau dạ dày có nên ăn khoai lang không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Khoai lang là loại củ giàu tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Trung bình 100g khoai lang cung cấp đến 90kcal cùng với nhiều thành phần dinh dưỡng như chất xơ, magie, sắt, mangan, folate, canxi, vitamin B3, phốt pho, kali, đạm, natri, kẽm,…

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, khoai lang thường được bổ sung vào chế độ ăn – đặc biệt là với những người có sức khỏe kém và suy nhược. Theo các chuyên gia Dinh dưỡng, bệnh nhân đau dạ dày hoàn toàn có thể bổ sung khoai lang vào thực đơn ăn uống. Loại thực phẩm này cung cấp cho cơ thể đầy đủ năng lượng và dưỡng chất thiết yếu. Qua đó cải thiện tình trạng suy nhược và sụt cân do đau dạ dày mãn tính.

đau dạ dày có nên ăn khoai tây không
Người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể bổ sung khoai lang vào chế độ ăn uống

Không chỉ mang đến cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào, khoai lang còn có tác dụng hấp thu lượng axit dư thừa. Từ đó giảm nhẹ tác động của dịch vị lên vùng niêm mạc bị tổn thương. Ăn khoai lang vào các bữa ăn nhẹ (sau bữa ăn chính khoảng 2 giờ đồng hồ) có thể hạn chế đau dạ dày và các triệu chứng đi kèm bùng phát.

Mặc dù có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng khoai lang dễ tiêu hóa, kết cấu mềm và hoàn toàn không làm tăng áp lực lên dạ dày. Bên cạnh đó, bổ sung khoai lang vào chế độ ăn uống thường xuyên còn giúp điều hòa nhu động ruột, hạn chế tình trạng tiêu chảy và táo bón ở bệnh nhân có các vấn đề về dạ dày – đường ruột.

Ngoài những lợi ích đối với cơ quan tiêu hóa, khoai lang còn mang đến nhiều công dụng khác như:

  • Hỗ trợ kiểm soát cân nặng
  • Hỗ trợ quản lý nồng độ đường trong máu
  • Chống suy nhược, mệt mỏi
  • Chống viêm
  • Tăng cường trí nhớ
  • Cải thiện thị lực
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Cải thiện sức khỏe của làn da và mái tóc

Đau dạ dày có nên ăn khoai tây không?

Khoai tây là loại thực phẩm giàu tinh bột, cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng và dưỡng chất dồi dào. Vậy, bị đau dạ dày có nên ăn khoai tây không?

Khoai tây chứa 80% là nước cùng với carbohydrate, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Loại thực phẩm này thường được dùng để nấu canh, súp hoặc chế biến thành các món ăn vặt thơm ngon. Tương tự như khoai lang, bệnh nhân bị đau dạ dày hoàn toàn có thể bổ sung khoai tây vào chế độ ăn.

bị đau dạ dày có nên ăn khoai lang
Khoai lang có tác dụng hấp thu lượng axit dư thừa và giảm mức độ đau dạ dày đáng kể

Với hàm lượng tinh bột cao, khoai tây giúp giảm độ axit trong dịch vị, từ đó ngăn chặn hiện tượng ăn mòn và kích thích niêm mạc. Bên cạnh đó, các thành phần dinh dưỡng trong khoai tây giúp phục hồi thể trạng và phòng ngừa tình trạng suy nhược ở bệnh nhân có vấn đề về đường tiêu hóa. Tuy nhiên, khoai tây chứa nhiều năng lượng hơn so với khoai lang. Vì vậy nếu bị béo phì, bệnh nhân nên bổ sung khoai tây vừa phải, tránh sử dụng quá nhiều khiến cơ thể tăng cân.

Người bị đau dạ dày cần lưu ý khi dùng khoai tây, khoai lang?

Khác với người khỏe mạnh, người bị đau dạ dày có chức năng tiêu hóa kém. Chính vì vậy khi bổ sung khoai lang và khoai tây vào chế độ ăn, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

đau dạ dày có nên ăn khoai tây không
Nên chế biến khoai lang, khoai tây ở dạng hấp, luộc, nấu canh, súp,… để giảm áp lực lên dạ dày và đường ruột
  • Tuyệt đối không sử dụng khoai tây và khoai lang đã mọc mầm. Mọc mầm là dấu hiệu cho thấy thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm bị biến đổi, sinh độc tố. Sử dụng thực phẩm nhiễm độc có thể khiến dạ dày bị kích thích và làm bùng phát cơn đau dữ dội.
  • Không chế biến khoai tây, khoai lang ở dạng chiên, xào. Thay vào đó, nên luộc, hấp, nấu súp hoặc canh để đảm bảo giá trị dinh dưỡng. Đồng thời giúp dạ dày và đường ruột dễ dàng tiêu hóa thức ăn.
  • Trong trường hợp bị đau dạ dày kèm theo tiểu đường, nên trao đổi với bác sĩ trước khi bổ sung khoai lang và khoai tây vào chế độ ăn. Dù chứa nhiều dinh dưỡng và năng lượng nhưng các loại thực phẩm này đều có thể làm tăng chỉ số đường trong máu.
  • Đảm bảo chế biến khoai lang và khoai tây chín hoàn toàn. Không sử dụng thực phẩm sống và thực phẩm không rõ nguồn gốc – xuất xứ.
  • Bên cạnh khoai lang và khoai tây, bệnh nhân nên bổ sung thêm một số nhóm thực phẩm lành mạnh khác để hỗ trợ quá trình điều trị.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bị đau dạ dày có ăn được khoai lang và khoai tây không?”. Hy vọng qua bài viết, bệnh nhân có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này và dễ dàng xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Trong trường hợp có các bệnh lý nội khoa đi kèm, nên trao đổi với bác sĩ trước khi bổ sung bất cứ thực phẩm nào vào chế độ dinh dưỡng.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Hay bị đau dạ dày vào ban đêm: Nguyên nhân và cách xử lý

Bị đau dạ dày vào ban đêm là hệ quả do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học hoặc cũng có thể là dấu hiệu của một số...

Người bị đau dạ dày uống cafe được không?

Bị đau dạ dày có nên uống cafe (cà phê) không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Được biết, cà phê chứa nhiều chất kích thích có thể khiến...

Người bị đau dạ dày có nên uống nước cam không?

Bị đau dạ dày có nên uống nước cam không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi thức uống này cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất nhưng...

Tác hại của rượu bia đối với dạ dày bạn nên thận trọng

Dù có hương vị đặc trưng và được sử dụng phổ biến nhưng thức uống chứa cồn gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe. Trong đó phải kể...

Mẹo dùng nha đam chữa đau dạ dày cực hay và đơn giản

Dùng nha đam tươi chữa đau dạ dày không những mang lại hiệu quả giảm nhẹ triệu chứng của bệnh mà còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng...

Những loại trái cây người đau dạ dày nên và không nên ăn

Bị đau dạ dày nên ăn và kiêng loại trái cây (hoa quả) gì là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Bởi dù chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn