Uống rượu bia xong bị nổi mề đay – Cần cảnh giác

Dùng lá kinh giới chữa mề đay có khỏi không?

Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Mề đay da vẽ nổi: Đặc điểm nhận biết và điều trị

Lý do bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ và cách khắc phục

Cách trị nổi mề đay tại nhà – 12 mẹo hay từ dân gian

Mề đay mãn tính – Dấu hiệu và cách chữa hết tái phát

Cách trị mề đay bằng lá hẹ – Hiệu quả nếu dùng đúng

Bệnh mề đay cấp tính có nguy hiểm không? Cách chữa trị

Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là bị gì, làm sao hết?

Bị bệnh nổi mề đay kiêng gì? (Sinh hoạt, ăn uống…)

Kiêng cữ trong ăn uống, sinh hoạt có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa mề đay tái phát hiệu quả. Do đó, thắc mắc Bị nổi mề đay nên kiêng gì để bệnh nhanh khỏi? là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. 

Bị bệnh nổi mề đay kiêng gì
Bị nổi mề đay nên kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?

Mày đay (mề đay) là tình trạng viêm lớp trung bì của da, điển hình bởi triệu chứng da đỏ, ngứa, nổi các mảng hoặc sẩn cục, cứng chắc và nổi cộm so với vùng da lành. Tổn thương da do mề đay không đi kèm với mụn nước và mụn mủ như viêm da cơ địa, tổ đỉa hay viêm da tiếp xúc. Các triệu chứng của bệnh có xu hướng bùng phát mạnh, ồ ạt chỉ sau khoảng vài phút tiếp xúc với yếu tố kích thích (bao gồm cả tác nhân nội sinh và ngoại sinh).

Trên thực tế, mề đay là phản ứng của da khi có hiện tượng dị ứng. Do đó, các triệu chứng của bệnh lý này thường tự giới hạn sau 24 giờ mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu không kiêng cữ một số yếu tố, mề đay có thể lan tỏa rộng, gây ngứa nhiều và chuyển sang giai đoạn mãn tính (kéo dài trên 6 tuần).

Bị nổi mề đay (mày đay) cần kiêng gì?

Mề đay là bệnh da liễu chịu tác động từ nhiều yếu tố, cả tác nhân nội sinh và ngoại sinh. Do đó bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn nên kiêng cữ một số loại thực phẩm, thức uống và thay đổi các thói quen xấu để hạn chế mề đay lan rộng và tiến triển dai dẳng.

Dưới đây là một vấn đề bạn nên kiêng cữ và hạn chế để quá trình điều trị mề đay diễn ra thuận lợi:

1. Thực phẩm gây dị ứng

Dị ứng thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây nổi mề đay mẩn ngứa thường gặp. Protein trong thực phẩm được xác định là “dị nguyên” kích thích phản ứng thái quá của hệ miễn dịch và kết quả là làm bùng phát mẩn ngứa, phát ban. Ngoài triệu chứng trên da, dị ứng thực phẩm còn đi kèm với một số biểu hiện khác như đầy hơi, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,…

Để tránh mề đay lan rộng và gây ngứa nhiều, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm gây dị ứng trong thời gian điều trị. Hơn nữa, mức độ dị ứng ở những lần kế tiếp thường nghiêm trọng hơn so với lần đầu tiên. Do đó nếu tiếp tục sử dụng thực phẩm gây dị ứng, mề đay có thể bùng phát toàn thân và đi kèm với các triệu chứng dị ứng nặng như khó thở, khởi phát cơn hen cấp, ngứa cổ họng, sưng cổ họng, sưng môi,…

bị nổi mề đay nên kiêng gì
Bị nổi mề đay cần kiêng cử thực phẩm và các loại thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế một số loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao như:

  • Các loại giáp xác như tôm, cua,…
  • Nghêu, sò, ốc, hàu
  • Cá biển sâu (do chứa hàm lượng thủy ngân cao)
  • Đậu phộng, mè
  • Lòng trắng trứng
  • Sữa bò

Nghiên cứu cho thấy, người có tiền sử dị ứng thức ăn có nguy cơ cao dị ứng với các loại thực phẩm kể trên. Vì vậy để mề đay thuyên giảm nhanh và ngăn ngừa bệnh tiến triển mãn tính, cần hạn chế thực phẩm dị ứng và các loại thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao.

2. Đồ uống chứa cồn

Ngay cả khi không bị dị ứng cồn, bạn vẫn nên hạn chế loại thức uống này trong thời gian điều trị mề đay – đặc biệt là mề đay mãn tính. Nghiên cứu cho thấy, cồn (alcohol) làm tăng áp lực lên gan, thận và các cơ quan tiêu hóa. Điều này khiến cho quá trình chuyển hóa protein trong thực phẩm bị gián đoạn, từ đó kích thích phản ứng dị ứng và tăng mức độ viêm đỏ, ngứa ngáy do mề đay gây ra.

Bên cạnh đó, dung nạp quá nhiều cồn còn gây tích tụ độc tố acetaldehyde (sản phẩm chuyển hóa từ alcohol) trong cơ thể. Acetaldehyde là độc tố có hại đối với tất cả các cơ quan – đặc biệt là với gan, mạch máu và dạ dày.

bị nổi mề đay nên kiêng gì
Người bị nổi mề đay – đặc biệt là mề đay mãn tính cần kiêng cử đồ uống chứa cồn

Lúc này, hệ miễn dịch có thể phản ứng bằng cách tăng kháng nguyên (IgE) và giải phóng histamine để đối kháng với độc tố acetaldehyde. Tuy nhiên, hoạt động giải phóng histamine có thể gây viêm đỏ da và làm tăng mức độ nghiêm trọng của mề đay mẩn ngứa. Đây là lý do vì sao người bị mề đay mãn tính bắt buộc phải kiêng rượu bia – ngay cả khi không dị ứng với cồn.

Rượu bia không chỉ kích thích mề đay bùng phát mà còn làm nghiêm trọng triệu chứng của bệnh da liễu khác. Do đó, trong thời gian điều trị các bệnh ngoài da, nên hạn chế tối đa các loại đồ uống chứa cồn. Ngoài ra, bạn cũng cần kiêng cữ bia rượu bởi loại thức uống này ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng gan và sức khỏe tổng thể.

3. Tránh kích thích cơ học (ma sát, tỳ đè, gãi cào)

Kích thích cơ học (tỳ đè, gãi cào, ma sát) là yếu tố làm bùng phát và khiến mề đay lan tỏa rộng. Nghiên cứu cho thấy, các hoạt động như gãi cào, tỳ đè và ma sát làm tăng lượng histamine được phóng thích vào da. Qua đó làm tăng mức độ viêm đỏ, nóng rát và ngứa ngáy do mề đay gây ra. Nếu thường xuyên kích thích cơ học lên vùng da tổn thương, mề đay có thể tiến triển dai dẳng và chuyển sang giai đoạn mãn tính (kéo dài hơn 6 tuần).

bị nổi mề đay nên kiêng gì
Cần kiêng cữ kích thích cơ học lên da (ma sát, chà xát, tỳ đè,…) trong thời gian điều trị mề đay mẩn ngứa

Vì vậy trong thời gian điều trị, cần thực hiện một số biện pháp để giảm tác động cơ học lên da như:

  • Tuyệt đối không chà xát, tỳ đè và gãi cào mạnh lên da. Nếu mề đay gây ngứa nhiều, nên sử dụng thuốc, chườm lạnh hoặc tắm/ ngâm rửa với nước thảo dược.
  • Mặc quần áo rộng rãi, có chất liệu mềm và thấm hút. Tránh mặc các trang phục có chất liệu dày cứng, bí bách và bó sát vào da.
  • Hạn chế mang vớ, giày dép và bao tay quá chật.
  • Với trẻ nhỏ, phụ huynh nên cắt ngắn móng để tránh tình trạng trẻ gãi cào mạnh lên các mẩn đỏ, sẩn ngứa do mề đay gây ra.

4. Tránh tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh

Nhiệt độ quá nóng và quá lạnh là các tác nhân vật lý có khả năng bùng phát mề đay mẩn ngứa. Trong đó thường gặp nhất là mề đay Cholinergic (một dạng mề đay xảy ra do đổ mồ hôi, tăng thân nhiệt) và mề đay do dị ứng thời tiết lạnh. Ngay cả khi mề đay xảy ra do các nguyên nhân khác, bạn vẫn cần kiêng cữ các yếu tố này. Bởi nhiệt độ quá nóng và quá lạnh có thể khiến tổn thương da lan rộng, tăng mức độ viêm đỏ và gây ngứa ngáy dữ dội.

bị nổi mề đay nên kiêng gì
Nên kiêng tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh khi đang bị mề đay mẩn ngứa

Do đó trong thời gian điều trị, bạn nên thực hiện một số biện pháp để hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh sau:

  • Khi thời tiết chuyển lạnh, cần giữ ấm cơ thể – đặc biệt là vùng da mặt, cổ, tay và chân. Đây là những vùng da có tần suất tiếp xúc cao và rất dễ bùng phát mề đay mẩn ngứa.
  • Hạn chế di chuyển ngoài trời khi thời tiết lạnh, khô hanh.
  • Tránh tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh
  • Vào thời tiết nóng, nên mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát. Đồng thời nên hạn chế các hoạt động làm tăng thân nhiệt và kích thích da đổ nhiều mồ hôi
  • Không uống nước đá khi thời tiết lạnh. Dù ít gặp nhưng thói quen này cũng có thể khiến mề đay bùng phát và chuyển biến nghiêm trọng hơn

Việc kiêng cử nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh có thể cải thiện mức độ ngứa và viêm đỏ da đáng kể. Ngoài ra, chủ động tránh tiếp xúc với các yếu tố này còn giúp giảm nguy cơ mề đay tái phát hiệu quả.

5. Bị mề đay nên kiêng gió

Theo quan niệm dân gian, mề đay xảy ra do phong hàn xâm nhập kết hợp huyết nhiệt bên trong cơ thể. Do đó, cần phải tránh gió (phong) và khí lạnh (hàn) trong thời gian điều trị. Tiếp xúc với gió có thể làm tăng mức độ ngứa và kích thích mề đay lan tỏa toàn thân. Dù chỉ được lưu truyền trong dân gian nhưng quan niệm này vẫn được nhiều bệnh nhân áp dụng.

Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị nổi mề đay cần kiêng gió – kể cả gió lạnh và gió nồm ẩm. Bởi gió thường mang theo phấn hoa, mạt bụi, nấm mốc, nhiệt độ lạnh hoặc nóng,… Các yếu tố này đều có vai trò là “dị nguyên” kích thích mề đay bùng phát và tiến triển dai dẳng.

Thực tế, mức độ ngứa ngáy của mề đay có xu hướng tăng lên khi tiếp xúc với gió lạnh và gió nồm ẩm. Chính vì vậy để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, bạn nên tránh tiếp xúc với gió trong thời gian này. Nếu phải di chuyển ngoài trời, nên mặc trang phục dài tay và mang khẩu trang để hạn chế “dị nguyên” xâm nhập vào da và cơ quan hô hấp.

6. Kiêng tiếp xúc với ánh nắng cường độ mạnh

Ánh nắng có cường độ mạnh (10:00 – 15:00 hằng ngày) là một trong những yếu tố làm bùng phát mề đay mẩn ngứa. Nguyên nhân là do tia UV trong ánh nắng khiến da tăng thân nhiệt và bài tiết nhiều mồ hôi. Các yếu tố kích thích phản ứng thái quá của hệ miễn dịch và kết quả là xuất hiện sẩn cục, phát ban, ngứa ngáy da.

bị nổi mề đay phải kiêng gì
Ánh nắng cường độ cao có thể làm tăng mức độ và phạm vi ảnh hưởng của bệnh mề đay

Đối với những người đang bị nổi mề đay, tiếp xúc với ánh nắng cường độ cao có thể làm tăng mức độ và phạm vi ảnh hưởng của bệnh. Qua đó tăng lượng histamine được phóng thích vào da khiến mề đay lan tỏa rộng, tiến triển nặng và dai dẳng. Ngoài ra, tiếp xúc với ánh nắng cường độ cao còn làm tăng nguy cơ cháy nắng và viêm da tiếp xúc.

7. Tránh trang điểm nếu bị mề đay ở mặt

Mề đay có thể ảnh hưởng đến bất cứ vùng da nào trên cơ thể – kể cả da mặt. Da vùng mặt thường mỏng và nhạy cảm hơn so với da ở những vị trí khác. Do đó để kiểm soát mề đay ở mặt, cần tích cực điều trị và chăm sóc đúng cách.

Bên cạnh các phương pháp y tế, bạn nên giữ vệ sinh da và hạn chế trang điểm trong thời gian này. Chì, hương liệu, màu, chất bảo quản,… trong mỹ phẩm có thể làm tăng mức độ ngứa ngáy, viêm đỏ do mề đay. Đồng thời khiến tổn thương da chậm lành, tiến triển dai dẳng và mãn tính.

bị nổi mề đay phải kiêng gì
Tránh trang điểm nếu bị nổi mề đay ở vùng mặt

Ngoài ra, trang điểm còn khiến da bí bách, tăng tiết bã nhờn và ứ đọng dầu thừa trong lỗ chân lông. Những yếu tố này đều làm tăng nguy cơ mề đay bùng phát mạnh, ồ ạt và kéo dài hơn so với bình thường. Vì vậy để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, nên hạn chế trang điểm nếu không thật sự cần thiết.

8. Chú ý một số vấn đề khi tắm

Theo quan niệm dân gian, cần kiêng tắm khi bị mề đay để tránh bệnh bùng phát mạnh và tiến triển dai dẳng. Tuy nhiên trên thực tế, quan niệm này hoàn toàn không được chứng minh trên cơ sở khoa học. Ngược lại, tình trạng kiêng tắm có thể khiến da bí bách, bết rít và ngứa ngáy dữ dội. Vì vậy trong thời gian điều trị bệnh lý này, cần vệ sinh cơ thể 1 – 2 lần/ ngày.

bị nổi mề đay phải kiêng gì
Khi bị nổi mề đay, cần tránh tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh và nên hạn chế tắm quá 15 phút

Tuy nhiên do da đang bị dị ứng, phát ban, nổi sẩn cục và ngứa ngáy nên khi tắm, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Tránh tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. Thay vào đó, nên tắm nước có nhiệt độ ấm vừa phải (khoảng 35 – 38 độ C) để làm dịu da, giảm ngứa và kích ứng.
  • Không chà xát, gãi cào mạnh khi tắm.
  • Chỉ tắm trong vòng 10 – 15 phút. Tắm quá lâu khiến màng lipid của da bị phá vỡ, da dễ mất nước, trở nên khô ráp và nứt nẻ. Tình trạng này làm tăng mức độ ngứa do mề đay và khiến bệnh tiến triển dai dẳng hơn.
  • Cần chú ý khi sử dụng các sản phẩm làm sạch da (xà phòng, sữa tắm,…). Trong thời gian này, nên hạn chế dùng sản phẩm có độ pH cao, thành phần hóa học, dễ gây kích ứng,…
  • Sử dụng khăn lau khô da ngay sau khi tắm. Tránh để da khô tự nhiên vì tình trạng này có thể khiến hàng rào bảo vệ da suy giảm, da mất nước, khô căng và nứt nẻ.

9. Tránh dùng các loại thuốc có nguy cơ dị ứng cao

Kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid (NSAID),… là các loại thuốc có nguy cơ dị ứng cao. Nguy cơ có thể tăng lên nếu sử dụng trong thời gian cơ thể đang bị nổi mề đay, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng,… Bởi lúc này, hệ miễn dịch tương đối nhạy cảm và dễ phản ứng quá mức với thành phần có trong thuốc.

Do đó trong thời gian bị mề đay, bạn nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe và tiền sử dị ứng để được cân nhắc loại thuốc phù hợp. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc khác có công dụng tương tự nhưng nguy cơ dị ứng thấp hơn.

10. Hạn chế stress trong thời gian bị mề đay

Bên cạnh các yếu tố ngoại sinh, stress cũng là nguyên nhân làm bùng phát mề đay mẩn ngứa. Ngoài ra, căng thẳng quá mức cũng có thể khiến mề đay lan rộng, tiến triển dai dẳng và kéo dài. Nguyên nhân là do căng thẳng làm tăng mức độ nhạy cảm của hệ miễn dịch với chất dẫn truyền thần kinh – acetylcholine. Kết quả là kích thích phản ứng dị ứng và giải phóng histamine vào niêm mạc, trung bì da.

bị nổi mề đay phải kiêng gì
Stress làm tăng mức độ nhạy cảm của hệ miễn dịch với chất dẫn truyền thần kinh – acetylcholin

Thông thường, stress ảnh hưởng chủ yếu đến mề đay mãn tính. Do đó bên cạnh sử dụng thuốc, bạn nên hạn chế căng thẳng thần kinh bằng cách cân đối thời gian làm việc – nghỉ ngơi, tránh xúc động quá mức và ngủ đủ giấc. Ngoài ra, có thể thực hiện một số hoạt động thư giãn, vui chơi để giải phóng suy nghĩ tiêu cực.

11. Tránh tiếp xúc với dị nguyên

Mề đay có thể bùng phát do rất nhiều nguyên nhân. Vì vậy ngoài các yếu tố kể trên, bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc các dị nguyên sau:

  • Côn trùng, mủ thực vật
  • Hóa chất, xi măng
  • Tia xạ, tia UV nhân tạo
  • Lông chó mèo
  • Dung môi công nghiệp

Ngoài việc kiêng cữ với các yếu tố kể trên, nên sử dụng thuốc đúng cách và ăn uống điều độ để kiểm soát mề đay nhanh chóng. Đối với mề đay mãn tính và tái phát nhiều, cần thăm khám tổng quát để phát hiện và xử lý sớm các vấn đề tiềm ẩn như nhiễm giun sán, chức năng gan suy giảm, ảnh hưởng của các bệnh hệ thống,…

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bị nổi mề đay cần kiêng gì để bệnh nhanh khỏi”. Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đọc có thể xây dựng chế độ chăm sóc phù hợp để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa mề đay tái phát. Nếu mề đay kéo dài hơn 6 tuần, nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể hơn.

5/5 - (2 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa – Cách khắc phục nhanh

Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa có thể liên quan đến một số loại thực phẩm đã ăn hoặc vật đã chạm vào da mặt. Các phản ứng...

Nổi mẩn đỏ không ngứa là bệnh gì, nguy hiểm không?

Nổi mẩn đỏ không ngứa có thể liên quan đến dị ứng, nhiễm trùng hoặc một số bệnh lý khác. Trong một số trường hợp, tình trạng này cần được...

Bị mề đay có cần phải kiêng gió, kiêng nước không?

Bị mề đay mẩn ngứa có cần phải kiêng gió, kiêng nước không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi theo quan niệm dân gian, gió và...

Bị nổi chấm đỏ trên chân – Nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng nổi chấm đỏ trên chân thường có liên quan đến một số tình trạng tiềm ẩn như dị ứng hoặc các bệnh viêm da. Tuy nhiên, trong một...

Da bị nổi sần và ngứa là hiện tượng gì? Cách khắc phục

Da bị nổi sần và ngứa là triệu chứng điển hình của bệnh mề đay mẩn ngứa. Ngoài ra, hiện tượng này còn có thể là dấu hiệu của các...

Nổi mề đay vào ban đêm – Nguyên nhân và cách chữa trị

Nổi mề đay vào ban đêm là một tình trạng phổ biến và có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu các thông tin...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn